spot_img
spot_img
spot_img

Trí tuệ

Trí tuệ

Trí tuệ là đối tượng mà việc thực hành này hướng đến. Đó là phẩm chất trong tâm không dễ gì nắm bắt và đạt được, vì vậy, chúng ta thường cố tìm kiếm trong tuyệt vọng. Khi có trí tuệ, nó trở thành la bàn dẫn hướng để chúng ta có thể xuyên phá và hiểu rõ tam độc: tham, sân, si. Thuốc trị đối với tâm si chính là trí tuệ và kết quả của trí tuệ là hạnh phúc, nhưng đó không phải là hạnh phúc dục lạc của thế gian mà là

chân hạnh phúc
đến từ sự sáng suốt
và hiểu biết bắt nguồn từ
chánh niệm liên tục.

Mức độ trí tuệ căn bản nhất cần được duy trì khi chúng ta hành thiền là văn tuệ (suttamayā paññā) – chính là những hiểu biết ta thâu nhận được từ việc đọc và nghe Pháp. Loại trí tuệ thứ hai đến từ sự tò mò và ham hiểu biết – chức năng thẩm sát này của tâm (cintāmayā paññā – tư tuệ, hay còn gọi là dhamma vicaya – trạch pháp) rất cần thiết để phát triển tuệ giác ở mức sâu hơn. Việc thực hành chánh niệm, vốn đã có sẵn sự hiện diện vững chắc của suttamayā paññā cintāmayā paññā, sẽ làm sinh khởi tuệ thực nghiệm (bhāvanāmayā paññā – tu tuệ).

Chúng ta có thể hình dung tâm như một dòng sông với nhiều dòng suối và mạch nước lớn nhỏ chảy vào.

Trí tuệ,
giống như dòng sông,
chỉ có thể trôi chảy
với nguồn cấp nước mới liên tục
không ngừng nghỉ, nếu không,
dòng sông sẽ cạn kiệt.

Nguồn nước mới này chỉ có thể đến từ việc thực hành chánh niệm (sati). Nếu không có chánh niệm (sati) thì không có tâm sở (cetasika) thiện (kusala) nào có thể hiện diện. Tuệ, cùng với tín và tấn (viriya) tạo nên động lực cho việc thực hành của chúng ta.

Chúng ta phải có một mức độ hiểu biết nhất định về những gì đang diễn ra khi chúng ta thiền. Đó là ngũ căn (indriya) gồm: chánh niệm (sati), sự ổn định/vững vàng của tâm (samādhi), nỗ lực đúng đắn/sáng suốt (viriya), niềm tin và sự tin tưởng ( saddhā) và trí tuệ (paññā). Trong khi thiền chánh niệm, chúng ta đang vun trồng những năng lực trí tuệ này để chúng hoạt động cân bằng với nhau. Nếu ngũ căn mất cân bằng, hoặc vì một lý do nào đó, một căn trở nên suy yếu thì các căn còn lại sẽ điều chỉnh để tái lập trạng thái tâm quân bình.

Chúng ta luôn bắt đầu với chánh niệm,
đây là nền tảng
để các tâm thiện phát sinh.
Tất cả các tâm thiện (satisampayutta)
đồng loạt sinh khởi cùng chánh niệm (sati).

Với chánh niệm, chúng ta cũng có cơ hội để học hỏi và cho phép trí tuệ được nảy nở. Khi chánh niệm có mặt cùng trí tuệ – với đặc tính sáng suốt, thấy rõ, chúng ta sẽ có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục khai mở những vùng chưa bao giờ chạm đến trong tâm. Thỏa mãn với những hiểu biết hiện có là không đủ, do đó, chúng ta cần có lòng tin và tâm cởi mở để đón nhận những tầng mức trí tuệ chưa được khai phá.

Khi tâm cân bằng và mạnh mẽ, chánh niệm sẽ trở nên tự nhiên, trí tuệ mà bạn đã có sẽ luôn thường trực, bạn không cần nỗ lực để duy trì nó nữa. Khi tâm quan sát trở nên mạnh mẽ hơn, trí tuệ sẽ dễ dàng đối mặt với những phiền não (tham, sân và si). Khi trí tuệ tang trưởng, tâm ta sẽ ngày càng thanh tịnh và sáng suốt hơn. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn bình thản và sáng suốt. Đó cũng là lúc bạn có cái nhìn khác về tâm và thế giới xung quanh. Bạn bắt đầu kinh nghiệm được tuệ minh sát. Với tuệ giác này, bạn sẽ nhận ra rằng chính tinh thần khám phá, chứ không phải các sự kiện hoặc hoàn cảnh, sẽ giúp tạo nên trí tuệ. Ai chưa từng trải qua thì khó có thể đánh giá đúng sự kỳ diệu của hiểu biết này. Sẽ không có bất cứ nhầm lẫn hay nghi ngờ nào về trạng thái này khi nó xảy đến.

Khi tuệ giác sinh khởi, bạn sẽ thấy những gì mình hiểu trước đây thật hời hợt. Tuệ giác tự sinh lên một cách tự nhiên, bạn không thể cứ muốn là được. Kinh nghiệm dẫn đến tuệ giác và bản thân tuệ giác là hai điều khác biệt. Hai người cùng có kinh nghiệm giống nhau không có nghĩa là họ có mức độ trí tuệ như nhau. Khi đủ duyên, tuệ giác sẽ tự sinh khởi. Bạn sẽ có kinh nghiệm riêng của mình và cũng có tuệ giác riêng của mình. Bạn cũng sẽ hiểu được có một khoảng cách rất lớn giữa những gì đọc hoặc nghe được về tuệ minh sát và chính tuệ minh sát đó. Bạn có thể giải thích được các ảnh hưởng và kết quả tuệ giác tác động lên bạn, nhưng không thể giải thích được độ thâm sâu của hiểu biết mà bạn có được từ nó.

Kinh nghiệm cuộc sống
qua lăng kính của minh sát tuệ
sẽ đem đến những ảnh hưởng
sâu sắc đến cuộc đời,

đến quá trình thực hành và cách bạn nhìn nhận thế giới xung quanh. Trí tuệ gặt hái bằng con đường này sẽ ngay lập tức biến đổi cách bạn kết nối với mọi thứ. Tuy nhiên, tôi có một cảnh báo:

một tuệ minh sát
không phải là vĩnh cửu,
nó chỉ tồn tại
trong khoảnh khắc nó phát sinh lên mà thôi.

Tiềm năng và phẩm chất của trí tuệ sẽ in dấu trong tâm sau khi trí tuệ diệt đi. Trừ phi bạn tiếp tục nuôi dưỡng, nếu không nó sẽ bị mai một. Bằng tinh tấn và niềm tin vào pháp hành cùng chánh niệm bền bỉ, trí tuệ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng. Quán tưởng về tuệ giác và các nhân, duyên làm cho nó phát sinh là điều kiện tạo đà cho những trí tuệ đang có mặt tiếp tục phát triển.

Trích “Khi Chánh Niệm Trở Nên Tự Nhiên”
Thiền Sư Sayadaw U Tejaniya

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
27.6 ° C
27.6 °
27.6 °
25 %
3.4kmh
3 %
Wed
28 °
Thu
40 °
Fri
43 °
Sat
45 °
Sun
36 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

PRAISE Summit 2024

Rõ biết 252

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe