spot_img
spot_img
spot_img

Thong Dong

Nếu bạn được xem một bậc thầy làm việc, đó là một điều đặc biệt.

Khi bạn có cơ hội đó, bạn sẽ cảm nhận được nghệ thuật. Bạn có thể đã nghe về những bậc thầy của Zen (truyền thống thiền ở Nhật Bản) có thể làm mọi thứ một cách hoàn hảo, ngay cả đến việc bắn cung. Một vị sư bắn cung nghe có vẻ mâu thuẫn. Nhưng họ đã có thể biến việc bắn cung trở thành một môn nghệ thuật.

Vâng, tôi đã được xem vị thầy của mình chế tác cây đàn violin cho tôi. Thầy có một khúc gỗ lớn. Tôi không thể nhớ chính xác là loại gỗ gì. Nhưng thầy có một khúc gỗ lớn và thầy đã xem xét khúc gỗ một cách cẩn thận. Rồi thầy cắt khúc gỗ thành từng miếng lớn. Thầy tiếp tục xem xét cẩn thận các thớ gỗ và cắt đi những phần không hữu ích. Sau đó, thầy cắt một miếng gỗ trở thành hai phần và ghép chung lại với nhau như thế này, để các thớ gỗ giống nhau tạo thành một hình ảnh đối xứng, như được phản chiếu trong gương. Do đó, cây đàn của tôi trông rất đẹp. Các thớ gỗ màu nâu trông cứ như cánh bướm. Thầy đã làm ra một cây đàn với hình dáng thật đẹp và đánh bóng cây đàn rất kỹ càng. Thầy làm việc với từng mảnh gỗ với một tình yêu và sự quan tâm thực sự.

Thật tuyệt vời khi được xem trực tiếp một ai đó làm công việc mà họ thực sự biết họ đang làm gì, thực sự biết làm công việc đó một cách hoàn hảo, làm việc bằng cả trái tim, trọn vẹn với thân và tâm. Thầy đã làm mọi thứ một cách thủ công, mà không cần đến một thứ máy móc nào cả. Vào thời đó, chẳng có máy móc gì nhiều ở Miến Điện. Và thầy đã làm đàn rất tỉ mỉ, thủ công, từng phần một, thân đàn, cần đàn.

Và ở công đoạn cuối cùng, thầy đánh bóng thân đàn, lắp dây đàn, lên dây và bắt đầu đánh đàn với những nốt nhạc quá đỗi tuyệt vời. Thầy trao cho tôi cây đàn violin và cho tôi một bài tập rất đơn giản để bắt đầu. Chỉ một vài nốt thôi, chơi trong vòng bốn đến năm phút, lặp đi lặp lại theo những cách khác nhau. Tôi đã học đàn từ thầy như vậy và thầy dạy tôi bắt đầu chơi đàn với chỉ một vài nốt nhạc đơn giản, lặp đi lặp lại. Khi tôi trở lại vào ngày kế tiếp, thầy bảo tôi chơi lại các nốt nhạc mà thầy đã dạy vào ngày hôm trước. Tôi chơi lại các nốt nhạc đã được dạy. Rồi thầy bảo tôi, “Hãy lắng nghe thật kỹ càng. Thầy sẽ chơi lại mấy nốt này nhé.” Và thầy lấy cây violin, kéo lên bốn nốt nhạc tuyệt vời đó. Các nốt nhạc nghe rất khác. Cách tôi kéo những nốt nhạc đó và cách mà thầy kéo những nốt nhạc đó nghe rất khác nhau. Chỉ bốn nốt nhạc mà thôi và thầy kéo rất chậm rãi trên cây đàn violin. Rất chậm. Không vội vàng. Cách thầy chạm vào dây đàn bằng cây vĩ rất nhẹ nhàng.

Violin là một nhạc cụ rất tinh xảo. Nếu bạn nhấn lên dây, đàn sẽ phát ra một âm thanh khác. Nếu bạn chạm vào dây một cách nhẹ nhàng, đàn sẽ cho một âm thanh khác. Nếu bạn sử dụng phần đuôi của cây vỉ, bạn sẽ có một âm thanh khác. Nếu bạn kéo nhanh, bạn sẽ có một âm thanh khác. Nếu bạn kéo chậm, bạn sẽ có một âm thanh khác. Cùng một nốt nhạc, nhưng có thể nghe rất khác nhau.

Vào một ngày nọ, thầy bảo tôi, “Chúng ta hãy hành thiền cùng nhau”. Chỉ như vậy thôi. Thầy đã không hỏi tôi rằng liệu tôi có muốn hành thiền hay không. Thầy chỉ nói, hãy hành thiền cùng nhau. Tôi rất ngạc nhiên. Tôi đã không biết rằng thầy là một thiền sinh. Tôi đã không hề mong đợi điều này. Chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt của nhau, và thầy là một con người rất nhẹ nhàng, tràn đầy tình thương yêu và sự tử tế.

Thầy sống một cuộc sống cứ như thể thầy biết tất cả mọi thứ thầy đang làm. Thầy không bao giờ nói về người khác. Thầy không bao giờ nói về việc kiếm tiền, trở nên nổi tiếng hoặc trở nên hay ho hơn, hay bất cứ thứ gì như vậy. Thầy chỉ làm mọi việc với một sự dễ dàng, mà không lo lắng bất cứ điều gì. Một con người rất định tĩnh, bình an và thư giãn.

Trích “Thiền Cho Người Mới Bắt Đầu”
Thiền Sư Sayadaw U Jotika

 

RELATED ARTICLES

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

Weather

Australia
overcast clouds
28.1 ° C
28.1 °
28.1 °
43 %
10.8kmh
99 %
Sat
29 °
Sun
28 °
Mon
32 °
Tue
37 °
Wed
32 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe