spot_img
spot_img
spot_img

Tâm Từ

Lòng Từ nuôi dưỡng trong tâm sẽ đem lại lợi ích cho chính chúng ta.

Ngôn từ thật nguy hiểm. Chúng tạo cho chúng ta một cảm giác của sự trường tồn, bất biến. Chúng ta bị phủ lấp bởi ngôn từ, nhưng chúng chẳng khác gì hơn là những khái niệm. Chúng không có thật. Hãy tưởng tượng ra một dòng sông: danh từ ‘dòng sông’ không phải là thực thể của một dòng nước chảy. Từ ‘dòng sông’ cố định: nhưng bản thể của dòng sông thì lưu chuyển.

Từ tâm chỉ có thể xuất phát từ trái tim. Tâm Từ sẽ trở nên trống rỗng, vô nghĩa, nếu nó chỉ nằm trong ngôn từ. Tự nó không có nghĩa gì, giống như từ ‘dòng sông’ sẽ gợi cho ta một cái gì đó, khi ta đã kinh nghiệm qua. Nếu ta bảo với một đứa trẻ thơ về ‘dòng sông’, nó không biết ta nói gì. Nhưng nếu bạn bỏ tay em xuống nước, để em cảm nhận dòng nước chảy, thì em sẽ thật sự biết dòng sông là như thế nào, không kể em có biết đến danh từ ‘dòng sông’ hay không.

Đối với Tâm Từ cũng thế. Danh từ ấy không có nghĩa gì. Chỉ khi nào bạn cảm được nó từ trong tim mình, thì bạn mới hiểu những điều Phật đã nói về tâm Từ trong các bài thuyết pháp của Ngài. Cuộc đời sẽ thiếu sót biết bao khi không chứa đựng cả lý trí và tấm lòng. Nếu chỉ sống bằng trái tim, con người dễ trớ thành tình cảm, một bản tính thường được đồng hóa với người phụ nữ. Tình cảm có nghĩa là ta phản ứng với mọi thứ, điều đó không tốt.

Lý trí cũng có chỗ đứng của nó. Con người cũng cần hiểu những gì xảy ra quanh họ. Nhưng nếu chỉ hiểu với cái đầu, nó có thể vượt bực về kiến thức, nhưng con tim sẽ thiếu đồng cảm. Tình và lý phải luôn đi đôi với nhau. Ta phải hiểu bằng lý trí và phải dùng tình cảm một cách khôn ngoan. Tràn đầy tình cảm, mang đến sự an lạc và hoà đồng cho trái tim.

Lòng Từ hay tình thương, không phải là tình cảm tạo nên bởi sự có mặt của một người dễ thương, hay vì ta đang sống bên cạnh những người thân của mình, hay một người đáng yêu. Uy quyền hay những phản ứng bản năng cũng không liên quan gì đến loại tình cảm này. Yêu thương con cháu của mình, yêu thương cha mẹ mình không khó khăn gì. Phần đông chúng ta đều làm được, trừ một số ít. Nhưng tình thương đó không phải là tâm Từ (Metta).

Khi Phật nói về tâm Từ, Ngài muốn nói đến thứ tình cảm không có sự phân biệt trong trái tim. Tình cảm cao thượng đó đòi hỏi chúng ta phải yêu thương tất cả mọi người như thể người mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình. Tất cả những ai có con sẽ biết được sự khác biệt khi họ yêu thương con mình và con người khác. Nhưng đó chính là điều ta phải sửa đổi. Nếu không, ta khó thể hiểu về lòng Từ và sự quan trọng của nó.

Nếu bạn thấy một em bé bị té xe, ngồi khóc, tự nhiên là ta sẽ đỡ em dậy, dỗ em. Lòng Từ đó cũng không khó thực hiện. Khó là sự thể hiện lòng Từ trong tâm ta với tất cả mọi người, kể cả những kẻ đáng ghét nhất. Không phải tất cả chúng ta đều dễ thương, trừ các bậc A-la-hán. Ngay chính ta cũng không hoàn toàn dễ thương, thì sao lại mong mỏi điều đó ở người khác. Tại sao ta phải phân biệt giữa những người ta có cảm tình và người ta không ưa. Chúng ta tự cho mình có lý khi không ưa những người mà theo sự đánh giá của chúng ta, họ đã hành động sai quấy. Nhưng ngay chính ta, đâu phải lúc nào ta cũng hành động đúng. Suy cho cùng trong chúng ta có ai không từng làm những chuyện đáng hối tiếc. Tôi không biết về bạn, nhưng chỉ cần soi lại chính mình, tôi cũng hiểu bạn thế nào. Ai cũng lầm lỗi, thì tại sao lại đòi hỏi người khác phải hoàn toàn, muốn người khác làm chuyện ta không thể làm được.

“Ta sẽ được chết bình an”. Tất cả chúng ta ai rồi cũng chết. Giờ phút lìa khỏi đời rất quan trọng, vì đó chính là giây phút của tái sinh, đúng ra đó là ngày sinh nhật. Nhưng ta thường nói về cái chết với sự đau buồn, mất mát. Thực ra nếu ta có thể đón chờ cái chết với tỉnh giác, với từ tâm thì đó chính là ngày sinh tốt đẹp của ta. Tất cả đều không khác, trừ khi bạn là một A-la-hán. Thói quen suy tưởng, xúc cảm hằng ngày sẽ theo ta đến tận cuối đời, giây phút lâm chung. Các thói quen đó không thể thay đổi đột ngột. Vì thế nếu các thói quen đó xuất phát từ lòng Từ, thì ta sẽ rất tỉnh thức, không thấy sợ hãi, lòng đầy bình an và vững niềm tin. Giây phút lìa đời phải là giây phút tốt đẹp vì đó là bước khởi đầu của sự tái sinh.

Lòng Từ nuôi dưỡng trong tâm sẽ đem lại lợi ích cho chính chúng ta. Ai đó đã nói rất đúng. Từ tâm chính là lòng thương yêu chính mình. Đúng thế. Nhưng tình thương này không phải là tình thương tầm thường ích kỷ, mà nó là bàn đạp để đưa chúng ta đến cái đích cuối cùng: Vô Ngã. Thật thế khi trái tim ta càng có nhiều lòng từ, ta càng như thể không còn nghĩ đến chính bản thân mình, đến cái Tôi của mình. Và khi cái Tôi trở nên nhỏ bé hơn, thì tình thương yêu càng dễ phát triển hơn. Khi ta nghĩ đến người khác nhiều hơn, thì Ngã phải nhường chỗ cho họ trong trái tim. Dĩ nhiên họ là người được lợi nhưng đó chỉ là thứ yếu. Chỉ có ta mới có thể tự giải thoát cho chính mình. Ai cũng phải ra đi một mình. Nhưng nếu có những người bạn đồng hành cùng muốn đi theo con đường của ta, thì ta cũng mở rộng vòng tay đón mời họ, vì con đường, chuyến xe này hãy còn vắng vẻ làm sao.

Trích “Vô Ngã Vô Ưu”
Thiền Sư Ayya Khema

 

 

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
29.9 ° C
29.9 °
29.9 °
13 %
6.5kmh
0 %
Thu
29 °
Fri
39 °
Sat
41 °
Sun
42 °
Mon
43 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

PRAISE Summit 2024

Rõ biết 252

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe