spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 48

Món Quà Pháp Bảo (tiếp theo #3)
(Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa tại Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa di và cư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà này đến chùa thăm người con tu học tại đó.)

Hành thiền là đường lối trau giồi tâm để có thể dùng tâm này làm căn bản cho trí tuệ khởi sanh. Nơi đây, hơi thở là nền tảng vật chất. Chúng ta gọi là ànàpànasati, niệm hơi-thở-ra, thở-vào. Dùng hơi thở làm đối tượng của tâm, tức lấy hơi thở làm đề mục hành thiền, bởi vì dùng nó giản tiện nhất và cũng vì từ ngàn xưa hơi thở vẫn là trung tâm điểm của pháp hành thiền.

Khi có cơ hội tốt để ngồi thiền [lưu ý thiền trong mọi động tác – rõ biết thân và tâm trong sinh hoạt và công việc hàng ngày, không nhất thiết phải ngồi thiền, mà là thiền bất cứ lúc nào ngồi], chúng ta ngồi tréo hai chân lại, chân phải đặt trên chân trái và tay phải trên tay trái [lưu ý bạn có thể chọn tư thế ngồi phù hợp với thể trạng mà không cần phải tréo chân]. Giữ lưng ngay thẳng và lập tâm tự nhủ, “Bây giờ ta sẽ buông bỏ, để cho tất cả những gánh nặng và những lo âu trôi qua”. Ta không muốn điều gì sẽ gây phiền não lo âu. Trong hiện tại hãy để cho tất cả những băn khoăn lo ngại trôi qua.

Giờ đây hãy tập trung sự chú tâm vào hơi thở, rồi thở vào, thở ra. Trong khi ghi nhận và hay biết hơi thở, không nên cố ý làm cho nó dài ra hay ngắn lại. Cũng không nên làm cho nó mạnh hay yếu. Hãy để nó trôi chảy bình thường và tự nhiên. Sự chú niệm và tự hay biết mình, phát sanh trong tâm, sẽ biết hơi-thở-vào và hơi-thở-ra.

Hãy cứ tự nhiên thoải mái. Không suy tư điều gì. Không cần phải nghĩ đến việc nầy hay điều nọ. Chỉ có một việc phải làm là gom tâm chăm chú đặt trên hơi thở-vào và hơi-thở-ra. Không có gì khác phải làm, chỉ có bao nhiêu đó!

Giữ tâm niệm vững chắc
bám sát hơi-thở-vào
và hơi-thở-ra,
đúng ngay lúc nó xảy ra.

Khi thở vào, hơi thở bắt đầu từ chót mũi, xuống đến ngực, và chấm dứt nơi bụng. Khi thở ra thì ngược lại, bắt đầu nơi bụng, lên đến ngực và chấm dứt ở mũi. Hãy trau giồi tâm, hay biết hơi thở: 1. Tại chót mũi, 2. Ở ngực, 3. Nơi bụng. Rồi ngược lại: 1. Nơi bụng, 2. Ðến ngực và 3. Ở chót mũi.

Vững vàng an trụ tâm vào ba điểm ấy sẽ làm suy giảm những lo âu. Không nên suy tư đến bất luận gì khác! Hãy cứ giữ tâm ở hơi thở. Những ý nghĩ khác có thể khởi sanh. Tâm sẽ chụp lấy một đề tài nào khác và xao lãng. Không nên lo. Hãy kéo tâm về và cột chặt trở lại vào hơi thở vì hiện thời đó là đề mục của pháp hành. Có thể tâm vướng mắc trong tình trạng đang tìm hiểu hay xét đoán những cảm xúc của ta lúc bấy giờ, nhưng hãy cứ tiếp tục pháp hành, luôn luôn hay biết từ đoạn đầu, đoạn giữa, đến đoạn cuối cùng của hơi thở.

Ðến một lúc nào tâm sẽ luôn luôn hay biết hơi thở nơi ba điểm ấy. Khi thực hành như vậy trong một thời gian, tâm và thân sẽ quen thuộc với công trình tu tập nầy, không còn nghe mệt mỏi. Ta sẽ cảm nghe cơ thể nhẹ nhàng hơn và hơi thở sẽ trở nên ngày càng vi tế. Công phu chú niệm và tự hay biết mình sẽ canh phòng và bảo vệ tâm.

Chúng ta thực hành như vậy cho đến khi tâm vắng lặng và an lạc chỉ còn một. ‘Một’ ở đây có nghĩa là tâm sẽ trọn vẹn và hoàn toàn an trụ vào hơi thở, sẽ bám chắc vào, không tách rời ra khỏi hơi thở. Tâm sẽ không vọng động, không rối loạn, mà ở trong trạng thái tự tại, nhàn lạc. Nó sẽ hiểu biết lúc khởi đầu, đoạn giữa và nơi chấm dứt hơi thở, và hoàn toàn an trụ vào đó.

Ðến chừng ấy tâm thật an tĩnh, ta chỉ giữ chặt nó ở hơi thở-vào, thở-ra tại chót mũi, không còn theo dõi xuống bụng và trở lên mũi nữa.

Chỉ an trụ vững chắc tâm
ngay tại điểm mà hơi gió chạm vào mũi.

Hành thiền như vậy được gọi là “lắng tâm”, làm cho tâm trở nên vắng lặng, thoải mái dễ chịu và an lạc. Lúc ấy, khi trạng thái vắng lặng khởi sanh thì tâm dừng lại. Tâm dừng lại để chỉ an trụ vào một điểm duy nhất, hơi thở. Ðó là trau giồi, phát triển tâm thanh bình an lạc để trí tuệ có thể phát sanh.

Ðây là giai đoạn đầu tiên, xây đắp nền tảng cho pháp hành của chúng ta. Phải tận lực thực hành mỗi ngày, từng ngày một, bất luận ở đâu mà ta có thể hành. Dầu ở nhà, đi trên xe, nằm hoặc ngồi, phải giữ chánh niệm, hay biết và luôn luôn nhìn cái tâm của mình.

“Món Quà Pháp Bảo”
trích từ Bodhinyāna – Giác Minh
Thiền Sư Ajhan Chah
Chuyển ngữ từ Anh sang Việt:
Sunanda Phạm Kim Khánh và
Sumanā Lê Thị Sương
(còn tiếp xem Rõ biết 49)

A Gift of Dhamma (continued #3)
(A discourse delivered to the assembly of Western monks, novices and lay-disciples at Bung Wai Forest Monastery, Ubon, on the 10th of October, 1977. This discourse was offered to the parents of one of the monks on the occasion of their visit from France.)

Meditation is the way of developing the mind so that it may be a base for the arising of wisdom. Here the breath is a physical foundation. We call it ànàpànasati or ‘mindfulness of breathing’. Here we make breathing our mental object. We take this object of meditation because it’s the simplest and because it has been the heart of meditation since ancient times.

When a good occasion arises to do sitting meditation, sit cross-legged: right leg on top of the left leg, right hand on top of the left hand. Keep your back straight and erect. Say to yourself, ‘Now I will let go of all my burdens and concerns.’ You don’t want anything that will cause you worry. Let go of all concerns for the time being.

Now fix your attention on the breath. Then breathe in and breathe out. In developing awareness of breathing, don’t intentionally make the breath long or short. Neither make it strong or weak. Just let it flow normally and naturally. Mindfulness and self-awareness, arising from the mind, will know the in-breath and the out-breath.

Be at ease. Don’t think about anything. No need to think of this or that. The only thing you have to do is fix your attention on breathing in and breathing out. You have nothing else to do but that!

Keep your mindfulness
fixed on the in-breath
and out-breath
as they occur.

Be aware of the beginning, middle and end of each breath. On inhalation, the beginning of the breath is at the nose tip, the middle at the heart, and the end in the abdomen. On exhalation, it’s just the reverse: the beginning of the breath is in the abdomen, the middle at the heart, and the end at the nose tip. Develop the awareness of the breath: 1, at the nose tip; 2, at the heart; 3, in the abdomen. Then in reverse: 1, in the abdomen; 2, at the heart; 3, at the nose tip.

Focusing the attention on these three points will relieve all worries. Just don’t think of anything else! Keep your attention on the breath. Perhaps other thoughts will enter the mind, and it will take up other themes and distract you. Don’t be concerned. Just take up the breathing again as your object of attention. The mind may get caught up in judging and investigating your moods, but continue to practise, being constantly aware of the beginning, middle and the end of each breath.

Eventually, the mind will be aware of the breath at these three points all the time. When you do this practice for some time, the mind and body will get accustomed to the work. Fatigue will disappear. The body will feel lighter and the breath will become more and more refined. Mindfulness and self-awareness will protect the mind and watch over it.

We practise like this until the mind is peaceful and calm, until it is one. ‘One’ means that the mind will be completely absorbed in the breathing; that it doesn’t separate from the breath. The mind will be unconfused and at ease. It will know the beginning, middle and end of the breath and remain steadily fixed on it.

Then, when the mind is peaceful, we fix our attention on the in-breath and out-breath at the nose tip only. We don’t have to follow it up and down to the abdomen and back.

Just concentrate on the tip of the nose
where the breath comes in and goes out.

This is called ‘calming the mind’, making it relaxed and peaceful. When tranquillity arises, the mind stops; it stops with its single object, the breath. This is what’s known as making the mind peaceful so that wisdom may arise.

This is the beginning, the foundation of our practice. You should try to practise this every single day, wherever you may be. Whether at home, in the car, lying or sitting down, you should be mindfully aware, watching over the mind constantly.

“A Gift of Dhamma”
from Bodhinyāna –
A Collections of Dhamma Talks
Ajahn Chah

RELATED ARTICLES

Rõ biết 229

Rõ biết 228

Rõ biết 227

Weather

Australia
clear sky
24.8 ° C
24.8 °
24.8 °
16 %
5kmh
0 %
Mon
26 °
Tue
27 °
Wed
25 °
Thu
25 °
Fri
24 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 229

Rõ biết 228

Rõ biết 227

Rõ biết 226

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe