spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 47

Món Quà Pháp Bảo (tiếp theo #2)
(Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa tại Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa di và cư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà này đến chùa thăm người con tu học tại đó.)

Phương pháp rèn luyện tâm mà Sư sẽ tặng cho quý vị hôm nay là kammaṭṭhāna. “Kamma” là hành động. “Thāna” là nền tảng. Trong Phật Giáo, đây là pháp làm cho tâm thanh bình, vắng lặng, phương pháp mà quý vị áp dụng để rèn luyện tâm. Với tâm được rèn luyện, quý vị sẽ quán chiếu thân.

Con người gồm có hai thành phần: thân là một, và phần kia là tâm. Chỉ có hai phần ấy. Phần mà chúng ta gọi là “thân” thì mắt trần có thể thấy. Còn “tâm” thì không có hình tướng vật chất. Chỉ có thể thấy tâm được bằng “nội nhãn”, hay “tâm nhãn”, mắt của tâm. Cả hai thành phần này — thân và tâm — đều ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, luôn luôn giao động.

Tâm là gì?
Tâm không thật sự là “cái gì” cả.

Theo ngôn ngữ quy ước thông thường, tâm là cái gì cảm thọ hay tri giác. Cái gì cảm thọ và kinh nghiệm tất cả mọi cảm giác được gọi là tâm. Trong khi Sư đang ngỏ lời cùng quý vị, chính cái “tâm” của quý vị cảm nhận và hiểu biết những gì Sư nói. Âm thanh lọt vào tai, và quý vị biết Sư nói gì.

Cái gì hiểu biết đó là “tâm”.

Cái tâm ấy không có thực chất hay tự ngã. Nó không có hình thể. Nó chỉ kinh nghiệm những sinh hoạt tâm linh, thế thôi!

Nếu chúng ta rèn luyện, dạy dỗ cho cái tâm ấy có được cái nhìn chân chánh (chánh kiến) nó sẽ không gặp khó khăn mà sẽ được thoải mái dễ chịu.

Tâm là tâm.
Những đối tượng của tâm
là đối tượng của tâm.
Ðối tượng của tâm không phải là tâm.
Tâm không phải là đối tượng của tâm.

Nhằm hiểu biết rành rẽ cái tâm và những đối tượng của nó, ta nói rằng tâm là cái gì thọ nhận, và đối tượng của tâm là cái gì “thoạt nhiên nhảy vào” tâm.

Khi hai yếu tố
— tâm và đối tượng của nó —
tiếp xúc với nhau thì có thọ khởi sanh.

Những thọ cảm nầy có thể tốt hay xấu, có thể lạnh, có thể nóng, đủ tất cả loại!

Nếu không có trí tuệ
để đối phó với những thọ cảm ấy
tâm sẽ bị rối loạn.

“Món Quà Pháp Bảo”
trích từ Bodhinyāna – Giác Minh
Thiền Sư Ajhan Chah
Chuyển ngữ từ Anh sang Việt:
Sunanda Phạm Kim Khánh và
Sumanā Lê Thị Sương
(còn tiếp xem Rõ biết 48)

A Gift of Dhamma (continued #2)
(A discourse delivered to the assembly of Western monks, novices and lay-disciples at Bung Wai Forest Monastery, Ubon, on the 10th of October, 1977. This discourse was offered to the parents of one of the monks on the occasion of their visit from France.)

The method of training the mind which I will give you today is kammaṭṭhāna. Kamma means ‘action’ and thāna means ‘base’. In Buddhism it is the method of making the mind peaceful and tranquil. It’s for you to use in training the mind and with the trained mind investigate the body.

Our being is composed of two parts: one is the body, the other, the mind. There are only these two parts. What is called ‘the body’ is that which can be seen with our physical eyes. ‘The mind’, on the other hand, has no physical aspect. The mind can only be seen with the ‘internal eye’ or the ‘eye of the mind’. These two things, body and mind, are in a constant state of turmoil.

What is the mind?
The mind isn’t really any ‘thing’.

Conventionally speaking, it’s that which feels or senses. That which senses, receives and experiences all mental impressions is called ‘mind’. Right at this moment there is mind. As I am speaking to you, the mind acknowledges what I am saying. Sounds enter through the ear and you know what is being said.

That which experiences this is called ‘mind’.

This mind doesn’t have any self or substance. It doesn’t have any form. It just experiences mental activities, that’s all! If we teach this mind to have right view, this mind won’t have any problems. It will be at ease.

The mind is mind.
Mental objects are mental objects.
Mental objects are not the mind,
the mind is not mental objects.

In order to clearly understand our minds and the mental objects in our minds, we say that the mind is that which receives the mental objects which pop into it.

When these two things,
mind and its object,
come into contact with each other,
they give rise to feelings.

Some are good, some bad, some cold, some hot … all kinds!

Without wisdom to deal with these feelings,
however, the mind will be troubled.

“A Gift of Dhamma”
from Bodhinyāna –
A Collections of Dhamma Talks
Ajahn Chah

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
27.2 ° C
27.2 °
27.2 °
26 %
8kmh
0 %
Wed
26 °
Thu
35 °
Fri
37 °
Sat
39 °
Sun
41 °

CALENDAR

LATEST NEWS

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe