Món Quà Pháp Bảo (tiếp theo 1)
(Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa tại Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa di và cư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà này đến chùa thăm người con tu học tại đó.)
Trong thực tế, cũng như nước mưa, bản chất thiên nhiên của tâm là trong sạch. Mặc dầu vậy, nếu ta nhỏ vào nước mưa trong trẻo một vài giọt màu, màu xanh chẳng hạn, nước sẽ trở nên xanh. Nếu nhỏ màu vàng, nước sẽ vàng.
Phản ứng của tâm cũng như thế ấy. Khi vài “giọt” cảm thọ thoải mái dễ chịu được “nhỏ” vào tâm, tâm sẽ thoải mái dễ chịu. Những thọ cảm bực bội khó chịu sẽ làm cho tâm bực bội khó chịu. Giống như nước có pha màu, tâm sẽ trở nên “lu mờ”, không còn trong trẻo.
Pha lẫn màu vàng
vào nước trong, nước sẽ vàng.
Pha màu xanh, nước sẽ xanh.
Nước đổi màu mỗi khi pha trộn với màu.
Trong thực tế, bản chất thiên nhiên thật sự của nước, dầu xanh hay vàng, vốn là trong trẻo và sạch sẽ.
Trạng thái thiên nhiên
của tâm cũng vậy,
sạch sẽ và trong trẻo,
tinh khiết và an tĩnh.
Những thọ cảm khác nhau làm cho tâm trở nên rối ren cuồng loạn; tâm bị lạc lối giữa mê hồn trận, trong những cơn buồn vui lẫn lộn của cuộc sống.
Ðể Sư giải thích rõ thêm. Hiện giờ chúng ta đang ngồi tại khu rừng an tĩnh nầy. Ở đây không có gió. Lá cây im lìm, không chao động. Khi có gió thoảng qua thì lá cây rung chuyển, phất phơ.
Tâm cũng như chiếc lá.
Khi tiếp nhận thọ cảm tâm cũng “rung chuyển và phất phơ” như lá, tùy thuộc và tương ứng với bản chất của loại thọ. Càng ít hiểu biết Giáo Pháp tâm càng liên tục theo đuổi những thọ cảm nhiều hơn. Nếu là cảm giác sung sướng, thọ lạc, tâm rơi vào trạng thái hạnh phúc. Nếu là đau đớn, thọ khổ, tâm sẽ bị lôi cuốn vào buồn khổ. Mãi mãi bị rối loạn! Trong cả hai trường hợp, đằng nào tâm cũng bị khuấy động.
Cuối cùng người ta bị loạn thần kinh. Tại sao? Bởi vì họ không hiểu biết! Họ chỉ chạy theo cảm xúc vui buồn tùy hứng và không biết phải làm thế nào để chăm sóc cái tâm của mình. Khi tâm không được ai trông nom chăm sóc thì nó giống như trẻ con không cha không mẹ, không được ai trông chừng dạy dỗ. Ðứa bé mồ côi không nơi nương tựa ắt phải sống trong tình trạng vô cùng bấp bênh, bất an toàn.
Cùng như thế ấy, nếu cái tâm không được giữ gìn chăm sóc, nếu nó không được rèn luyện thuần thục theo đường hướng của chánh kiến, thì rõ thật là phiền phức.
“Món Quà Pháp Bảo”
trích từ Bodhinyāna – Giác Minh
Thiền Sư Ajhan Chah
Chuyển ngữ từ Anh sang Việt:
Sunanda Phạm Kim Khánh và
Sumanā Lê Thị Sương
(còn tiếp xem Rõ biết 47)
A Gift of Dhamma (continued #1)
(A discourse delivered to the assembly of Western monks, novices and lay-disciples at Bung Wai Forest Monastery, Ubon, on the 10th of October, 1977. This discourse was offered to the parents of one of the monks on the occasion of their visit from France.)
Actually, the mind, like rain water, is pure in its natural state. If we were to drop green colouring into clear rain water, however, it would turn green. If we were to drop yellow colouring, it would turn yellow.
The mind reacts similarly. When a comfortable mental impression ‘drops’ into the mind, the mind is comfortable. When the mental impression is uncomfortable, the mind is uncomfortable. The mind becomes ‘cloudy’ just like the coloured water.
When clear water contacts yellow, it turns yellow.
When it contacts green, it turns green.
It will change colour every time.
Actually, that water which is green or yellow is naturally clean and clear.
This is also the natural state of the mind,
clean and pure and unconfused.
It becomes confused only because it pursues mental impressions; it gets lost in its moods!
Let me explain more clearly. Right now we are sitting in a peaceful forest. Here, if there’s no wind, a leaf remains still. When a wind blows, it flaps and flutters.
The mind is similar to that leaf.
When it contacts a mental impression, it, too, ‘flaps and flutters’ according to the nature of that mental impression. And the less we know of Dhamma, the more the mind will continually pursue mental impressions. Feeling happy, it succumbs to happiness. Feeling suffering, it succumbs to suffering. There is constant confusion!
In the end people become neurotic. Why? Because they don’t know! They just follow their moods and don’t know how to look after their own minds. When the mind has no one to look after it, it’s like a child without a mother or father to take care of it. An orphan has no refuge and, without a refuge, he’s very insecure.
Likewise, if the mind is not looked after, if there is no training or maturation of character with right understanding, it’s really troublesome.
“A Gift of Dhamma”
from Bodhinyāna – A Collections of Dhamma Talks
Ajahn Chah