spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 44

“Nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

Hỏi:

Con thấy có nhiều người bố thí, trì giới v.v… theo hướng phát triển bản ngã, không phải xả ly bản ngã như Thầy giảng, vì họ quan niệm rằng phải phát triển bản ngã hoàn thiện rồi mới vô ngã được. Có thể đó là một hướng tu khác đưa đến giác ngộ giải thoát không?

Trả lời:

Chắc chắn đó không phải là hướng tu đưa đến giác ngộ giải thoát. Hoàn thiện bản ngã là chủ thuyết tiểu ngã hoàn thiện để thể nhập đại ngã của đạo Bà-la-môn. Bạn có biết hầu hết tà kiến mà Đức Phật nêu ra trong Kinh Phạm Võng đều xuất phát từ quan niệm hoàn thiện bản ngã không? Đức Phật đã dạy:

“Tất cả pháp đều vô ngã”
thì làm gì có cái ngã để mà hoàn thiện!

Chính vì tiên liệu được quan niệm sai lầm này mà Đức Phật đã dạy, giống như cái kim của hạt lúa mạch, nếu cầm không đúng hướng không thể đâm thủng ngón tay, cũng vậy, Giáo Pháp Như Lai không sử dụng đúng hướng sẽ không đâm thủng vô minh ái dục. Và để chúng ta hiểu rõ hơn nữa Ngài nhấn mạnh rằng Giáo pháp của Như Lai là:

“Nhất hướng xả ly,
ly tham, đoạn diệt,
an tịnh, chánh trí,
giác ngộ, Niết-bàn”.

Khi nói đến Niết-bàn Ngài tiên đoán thế nào về sau nhiều người sẽ dựng lên một Niết-bàn lý tưởng cho bản ngã tham sân si hướng đến, nên Ngài đã định nghĩa Niết-bàn là

“Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si”

để ngăn chặn người sau biến vô ngã của Phật giáo thành đại ngã của đạo Bà-la-môn.

Tuy vậy, Đức Phật biết rất rõ là khó mà ngăn chặn được tham vọng cầu toàn của bản ngã, nên một lần nữa Ngài lấy hướng tu của mình để minh họa cho hướng giác ngộ giải thoát đích thực, Ngài nói:

“Không bước tới không dừng lại,
Như Lai thoát khỏi bộc lưu”.

Đó chính là hướng tu vô ngã, vì chỉ có bản ngã mới mong cầu sự hoàn thiện ở tương lai (bước tới) hoặc đắm chìm trong quá khứ và hiện tại (dừng lại). Đơn giản là bản ngã không biết rằng nó chỉ là ảo tưởng lăng xăng tìm cách bành trướng chính mình. Bao lâu chưa thấy ra sự hoàn thiện của pháp, bản ngã còn muốn trở thành tình trạng tốt đẹp hơn cho riêng mình, nhưng chính ý muốn đó cũng là một ảo tưởng, là tham ái đưa đến luân hồi sinh tử phiền não khổ đau mà thôi.

Ngay sau khi giác ngộ Đức Phật đã thốt lên lời cảm hứng:

Anekajāti samsāraṃ
Sandhāvissaṃ anibbisaṃ
Gahakārakaṃ gavesanto
Dukkā jāti punappunaṃ.
(Dhammapada 153)

Trải bao kiếp luân hồi
Mãi tìm không gặp được
Người thợ làm ngôi nhà
Khổ sinh, sinh lại khổ!

Người thức ngộ không còn đi tìm Niết-bàn nữa mà chỉ cần

buông cái ta ảo tưởng xuống,
chấm dứt mọi tạo tác,
thì ngay đó là Niết-bàn,
pháp vốn đã hoàn hảo không một tỳ vết.

Gahakāraka diṭṭho’si
Puna gahaṃ na kāhasi
Sabbā te phāsukā bhaggā
Gahakūtaṃ visaṅkhitam
Visaṅkhāragataṃ cittaṃ
Taṅhānaṃ khayaṃ ajjhagā.
(Dhammapada 154)

Thấy rồi! thợ làm nhà!
Thôi đừng làm nhà nữa
Mọi cột kèo rã tan
Rui, mè đều gãy đổ
Tâm tạo tác không còn
Đạt đến tham ái tận (= Niết-bàn).

Trích Chương 9 “Ngay đó là bờ”
Sống Trong Thực Tại
Thiền Sư Viên Minh
(còn tiếp, xem Rõ biết 45)

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
27.2 ° C
27.2 °
27.2 °
26 %
8kmh
0 %
Wed
26 °
Thu
35 °
Fri
37 °
Sat
39 °
Sun
41 °

CALENDAR

LATEST NEWS

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe