spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 2

Chỉ có thể quán niệm ngay tại đó

Các trạng thái và thiên kiến của bạn là một việc; tâm là việc khác. Chúng là hai thứ khác nhau. Thường thì khi tâm trạng vui, ta chạy đuổi theo nó. Nếu là thứ ta không thích thì ta quay lưng lại với nó.

Trong trường hợp này,
ta không thấy được tâm mình.

Chúng ta chỉ chạy theo
các cảm xúc, các trạng thái.

Trạng thái là trạng thái; tâm là tâm. Bạn phải tách biệt chúng ra để xem tâm giống như thế nào, trạng thái giống như thế nào. Như khi chúng ta ngồi yên ở đây: chúng ta cảm thấy rất thoải mái. Nhưng nếu bỗng có kẻ đến sỉ nhục ta, ta lập tức chạy theo cảm xúc đó. Ta rời bỏ chỗ ngồi của mình. Cái tâm bị cảm xúc mê hoặc chạy đuổi theo cảm xúc. Chúng ta trở nên người có tánh khí bất thường, người luôn chiều theo các trạng thái của mình.

Bạn phải biết là tất cả các cảm xúc,
các trạng thái đều không thật.
Không có gì là thật nơi chúng cả.

Chúng hoàn toàn khác với giáo lý của đức Phật. Chúng lừa dối ta về tất cả mọi thứ chuyện.

Đức Phật dạy chúng ta thiền quán
để thấy được sự thật – sự thật của thế gian.

Thế giới là các trạng thái, các cảm xúc, các thiên kiến của chúng ta. Thiên kiến của chúng ta là thế giới. Nếu bạn không biết các Pháp, không biết về các thiên kiến của mình, bạn sẽ chấp tâm, các sở hữu tâm và làm chúng lộn tùng phèo với nhau. “Ối! Tâm tôi không thoải mái chút nào”. Giống như bạn có rất nhiều tâm, và tất cả đang đảo lộn cả lên. Thực ra, không phải như thế. Bạn không có nhiều tâm, mà bạn chỉ có nhiều trạng thái và ảo tưởng. Nếu bạn ngồi thiền như thế, thì mọi thứ sẽ chạy theo chiều hướng đó.

Đức Phật dạy chúng ta
nhìn sự vật ngay đây,
ngay lúc chúng phát khởi.
Khi chúng phát khởi,
chúng không tồn tại, chúng tan hoại.
Chúng tan hoại và rồi chúng lại phát khởi.
Khi chúng phát khởi, chúng lại tan hoại
– nhưng chúng ta không muốn chúng như thế.

 

Khi tâm tĩnh lặng, chúng ta muốn nó luôn tĩnh lặng. Chúng ta không muốn nó loạn động. Chúng ta muốn được thoải mái. Quan điểm của chúng ta trái ngược với chân lý. Đức Phật dạy chúng ta trước hết phải nhìn sự vật một cách tổng thể, từ nhiều mặt. Chỉ khi đó tâm mới thật sự được tĩnh lặng. Khi nào chúng ta còn chưa biết những điều này, khi nào chúng ta còn chưa biết các trạng thái tâm của mình, chúng ta sẽ trở thành một người đầy trạng thái. Chúng ta chấp chặt vào các trạng thái của mình. Điều này khiến ta trở thành tự mãn và cứng đầu.

Khi có điều gì phát khởi trong ta, Đức Phật khuyên chúng ta phải quán chiếu ngay tại đó: “Cái nghĩ này là nghĩ; cái biết này là biết; khi sự vật là như thế, chúng chỉ là như thế”. Hãy tự nhủ sự vật chỉ tuân theo bản chất của chính nó. Các trạng thái cũng là như thế. Tâm cũng là như thế. Khi đó là bản chất của sự vật thì bạn có thể làm gì hơn để được thoải mái? Bạn có thể làm gì để được tự tại? Chỉ có thể quán niệm ngay tại đó.

Trích “Không Dừng Tu Tập”
Thiền Sư Ajahn Chah

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
27.6 ° C
27.6 °
27.6 °
25 %
3.4kmh
3 %
Wed
28 °
Thu
40 °
Fri
43 °
Sat
45 °
Sun
36 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

PRAISE Summit 2024

Rõ biết 252

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe