spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 139

Đau khổ vì tự ái

Cổ tích Việt Nam có một câu chuyện nổi tiếng về một đôi vợ chồng đã đau khổ cùng cực vì không biết cách truyền thông trong chánh niệm. Chuyện kể một người chồng phải đi trận chiến, để lại người vợ đang mang thai. Ba năm sau, người chồng trở về. Người vợ bồng con ra đón chồng. Đây là lần đầu tiên anh chồng thấy con mình. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi, phước đức được cùng nhau đoàn tụ sau chiến tranh.

Tại Việt Nam có một truyền thống là khi có một sự cố quan trọng trong gia đình thì chúng ta đến thắp nhang khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Người vợ ra chợ sắm sửa lễ vật để dâng cúng. Người chồng ở nhà, chơi với con và dạy cho con kêu anh ta là “cha”. Nhưng đứa bé không chịu. Nó nói, “Ông không phải là cha tôi. Cha tôi là một người khác. Cha tôi đến đây mỗi tối. Khi ông ấy đến thì mẹ nói chuyện với ông ấy rất lâu. Khi mẹ tôi ngồi, ông ấy cũng ngồi. Khi mẹ nằm thì ông ấy cũng nằm. Ông đâu phải là cha tôi”. Nghe em bé nói như thế, người chồng lặng người vì uất hận.

Theo thói thường, sau buổi lễ gia tiên thì cỗ bàn được dọn xuống và cả nhà quây quần cùng ăn uống vui vẻ. Nhưng người chồng sau khi cúng gia tiên xong, bỏ nhà ra quán uống rượu say mèm vì đau khổ. Và mỗi tối anh ta đều ra quán uống rượu như thế. Anh ta không nói với vợ một câu nào, không để ý đến vợ và không bao giờ ăn cơm nhà. Người vợ vì đau khổ cùng cực cho nên sau bốn ngày chịu đựng đã ra sông trầm mình tự tử.

Đêm hôm sau đám tang, người chồng thắp đèn lên thì đứa con chỉ vào bóng người cha trên vách và la lên, “Đó là cha tôi”. Sự thật đã xảy ra là người vợ, vì nhớ chồng mà đã nói chuyện với bóng mình trên vách như đang nói chuyện với chồng cho vơi bớt thương nhớ. Một hôm, đứa bé hỏi mẹ: “Bạn con trong làng đứa nào cũng có cha, vậy cha con đâu?”. Người mẹ muốn cho con an lòng bèn chỉ bóng mình lên vách mà nói: “Cha con đấy”. Lẽ tất nhiên là khi người vợ ngồi xuống thì cái bóng cũng ngồi xuống. Người chồng bây giờ mới biết là mình hiểu lầm nhưng đã quá trễ.

Nếu người chồng nói với vợ rằng: “Em ơi, mấy ngày hôm nay anh rất đau khổ. Em hãy nói cho anh biết người đàn ông kia là ai mà đã tới đây mỗi đêm để em cùng nói chuyện và khóc lóc?”. Đây là một việc rất đơn giản. Nếu anh ta hỏi như thế thì người vợ đã có cơ hội để giải thích, thảm kịch không xảy ra và hai vợ chồng đã có thể cùng sống hạnh phúc. Đó là một cách giải quyết trực tiếp nhất. Nhưng người chồng đã không làm như thế vì quá đau khổ và vì tự ái mà không đến với người vợ xin giúp.

Người vợ cũng rất đau khổ vì thái độ của người chồng nhưng đã không yêu cầu chồng mình giúp. Nếu người vợ hỏi chồng vì sao mà anh ta cư xử như thế thì người chồng đã có cơ hội nói cho người vợ biết câu nói của đứa con. Nhưng người vợ đã không hỏi, cũng vì tự ái.

Một nhận thức sai lầm
có thể là nguyên nhân
của rất nhiều đau khổ.

Tất cả chúng ta
ai cũng đã có lúc hiểu lầm.

Chúng ta sống
với nhận thức sai lầm mỗi ngày.

Vì vậy ta nên thiền tập
và thực tập nhìn sâu
vào nhận thức của ta.

Với bất cứ nhận thức nào, chúng ta đều phải tự hỏi:

“Có chắc
nhận thức của ta
là đúng hay không?”.

Muốn cho an toàn thì phải hỏi.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn có nhận thức sai lầm. Có thể là người kia không có ý làm cho ta đau khổ. Truyền thông trong chánh niệm giúp giảm bớt khổ đau trong khi quan hệ với người khác.

Trích “Nghệ thuật thiết lập truyền thông”
Thích Nhất Hạnh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 231

Rõ biết 230

Rõ biết 229

Weather

Australia
clear sky
17.2 ° C
17.2 °
17.2 °
28 %
3.9kmh
10 %
Fri
17 °
Sat
24 °
Sun
23 °
Mon
23 °
Tue
25 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 231

Rõ biết 230

Rõ biết 229

Rõ biết 228

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe