spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 137

Truyền thông khi gặp khó khăn

Nhiều người trong chúng ta đau khổ vì gặp khó khăn khi truyền thông với những người chung quanh. Lấy ví dụ ở sở làm, mặc dù nhiều khi cố gắng đủ điều, chúng ta cũng không thể thiết lập mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Điều này cũng đúng cho một gia đình. Chúng ta có cảm tưởng là cha, mẹ, anh, chị, em ta mỗi người ở một thế giới riêng, khó mà có thể truyền thông.

Tuy nhiên, có nhiều cách để tạo hòa thuận và tạo cơ hội cho truyền thông đầy thương yêu.

Truyền thông khi đang giận

Một lý do khiến cho chúng ta gặp khó khăn khi truyền thông với người khác là truyền thông khi đang giận. Chúng ta đau khổ và không muốn đau khổ một mình. Chúng ta nghĩ rằng ta giận là vì người kia. Ta muốn người ấy biết là ta đang giận. Cơn giận có tính cách cấp bách. Ta muốn cho người kia biết ngay là ta có vấn đề với người ấy.

Nhưng khi giận thì ta không còn sáng suốt. Hành động khi đang giận sẽ đưa đến rất nhiều đau khổ và làm cho tình trạng thêm rắc rối. Điều đó không có nghĩa là ta phải đè nén cơn giận. Không nên cho rằng mọi chuyện đều êm xuôi trong khi sự thật không như mình tưởng. Chúng ta có thể cảm nhận và ứng xử cảm xúc giận một cách lành mạnh và đầy yêu thương. Khi đang giận ta phải chăm sóc cơn giận thật nhẹ nhàng vì cơn giận chính là ta lúc đó. Không nên ứng xử bằng bạo động. Bạo động khi đang giận là bạo động chính chúng ta.

Hơi thở chánh niệm giúp ta ghi nhận cơn giận và xử lý cơn giận một cách êm nhẹ. Năng lượng chánh niệm sẽ ôm ấp cơn giận, một năng lượng hung dữ mà ta phải ôm ấp trong một thời gian khá lâu. Khi nấu khoai, chúng ta phải đun bếp ít nhất là 15, 20 phút. Thực tập ôm ấp cơn giận cũng như thế. Cơn giận cần thời gian để “chín”.

Sau khi ngồi thở với ý thức chánh niệm và làm cho cơn giận lắng dịu, ta sẽ có cơ hội nhìn sâu vào cơn giận và tìm hiểu nguyên nhân của cơn giận. Gốc rễ của cơn giận là ở đâu? Cơn giận có thể là do nhận thức sai lầm hay là thói quen phản ứng trước những sự việc không xứng ý. Thông thường để chữa trị cơn giận, chúng ta được khuyên là nên bộc lộ cơn giận, “đem ra khỏi con người” của chúng ta, bằng cách đến một nơi vắng để la hét hay đấm đá vào một vật vô tri, ví dụ như một cái gối.

Tôi không cho rằng phương pháp ấy sẽ đem lại hiệu quả để chữa trị gốc rễ của cơn giận. Lấy ví dụ một lò đốt củi. Nếu lò hư bốc khói, ta mở cửa để cho khói bay ra nhưng lò vẫn còn hư và sẽ tiếp tục bốc khói. Phải sửa chữa cái lò trước đã. La hét hay đấm gối chỉ là lặp lại, là thao dượt và nuôi dưỡng cơn giận, làm cho cơn giận lớn mạnh thêm mà không thể “lấy nó ra khỏi con người” của bạn.

Bạn phải thực lòng tiếp cận với cơn giận để có thể chữa trị cơn giận. Khi đấm vào gối, bạn không thể thực sự tiếp cận với cơn giận để giúp cho bạn hiểu rõ cơn giận của bạn. Bạn cũng không thực sự tiếp cận với cái gối, bởi vì nếu bạn thực sự tiếp cận với cái gối thì bạn sẽ biết rằng đó chỉ là một cái gối!

Đè nén cơn giận có thể là nguy hiểm. Nếu không chăm sóc thì cơn giận sẽ bùng nổ. Cơn giận, cũng như một cảm xúc mạnh, luôn có xu hướng bộc lộ ra ngoài. Vậy thì phải xử lý cơn giận như thế nào? Cách hay nhất là trở về với mình và chăm sóc cơn giận. Chúng ta có thể nhớ lại câu thần chú thứ nhất để có mặt với chính mình và chăm sóc cơn giận của chúng ta. Chúng ta trở về với chính mình, thân và tâm hợp nhất. Trở về với hơi thở chánh niệm, bước đi chánh niệm. Có mặt có nghĩa là có chánh niệm, để rồi sử dụng chánh niệm để ghi nhận, để ôm ấp và nhìn sâu vào cảm xúc mạnh của mình.

Thường thường khi cơn giận nổi lên, ta có xu hướng muốn đối mặt với người ta nghĩ đã làm ta giận. Chúng ta muốn “hơn thua” với người làm ta giận hơn là làm một việc cấp thiết hơn: chăm sóc cơn giận. Chúng ta hành động như một người bị cháy nhà mà chỉ chạy theo đuổi bắt người đốt nhà chứ không lo chữa cháy.

Có nhiều cách để truyền thông cho một người về những gì mà người ấy đã gây nên cho bạn. Bạn có thể gửi đi một bức thư ngắn hay một email. Nhưng trước hết bạn phải thực tập hơi thở chánh niệm và chăm sóc cơn giận.

Đây là cơ hội đúng lúc nhất để thực tập câu thần chú thứ tư: “Tôi đang đau khổ. Xin giúp tôi”. Bạn có thể gọi điện thoại cho người kia khi bạn đã bớt giận, và chỉ khi mà bạn có thể nói với người kia một cách bình tĩnh là bạn đang đau khổ và bạn cần được giúp đỡ. Bạn muốn cho người kia biết rằng bạn đã hết lòng chăm sóc cơn giận của bạn. Bạn muốn người kia cũng thực tập như bạn. Yêu cầu được giúp đỡ rất khó khi đang giận, nhưng làm như thế là bạn muốn cho người khác biết rằng bạn đang đau khổ chứ không phải bạn muốn tỏ ra là mình đang giận. Những người ấy sẽ biết rằng đau khổ đã làm bạn giận và khi đó có thể bắt đầu truyền thông và chữa trị.

Trích “Nghệ thuật thiết lập truyền thông”
Thích Nhất Hạnh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 230

Rõ biết 229

Rõ biết 228

Weather

Australia
clear sky
23.5 ° C
23.5 °
23.5 °
15 %
6kmh
0 %
Fri
23 °
Sat
24 °
Sun
24 °
Mon
23 °
Tue
25 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 230

Rõ biết 229

Rõ biết 228

Rõ biết 227

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe