spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 126

Tiêu chuẩn thứ tư: Phản ảnh sự thật

Tiêu chuẩn thứ tư nói về

sự thật tuyệt đối,

là những khái niệm vi diệu nhất về sự vật,

ví như khái niệm
“không có tự ngã”

hay khái niệm
“vô sinh bất diệt”.

Chân lý tuyệt đối là chân lý đúng nhất, có thể diễn tả sự vật hiện hữu

như-nó-đang-là
(đúng theo bản chất thật của chúng).

Nhưng nếu không có một vị đạo sư khéo léo giải thích nghĩa lý vi diệu giúp người nghe tiếp nhận thì có thể làm cho người nghe dễ bị hoang mang lạc lõng. Vì vậy, dù chúng ta có thể nói ra những gì mà ta hiểu rõ nhưng đối với nhiều người thì họ

“nghe không được”.

Cho nên, ta phải khiêm nhường và phải tìm hiểu sâu hơn để tìm ra cách trình bày sự thật.

Có nhiều sự thật tuyệt đối như là không sinh không diệt rất khó chấp nhận trong cách suy nghĩ và lối sống hằng ngày. Nhưng nếu ta nghe nói tới một hình ảnh đơn giản như đám mây thì ta có thể chấp nhận dễ dàng ý niệm đám mây “không sinh”, “không diệt” mà chỉ thay đổi hình dạng. Chúng ta có thể nghĩ rằng “không sinh không diệt” là trừu tượng, nhưng ta có thể thấy “không sinh không diệt” xung quanh chúng ta nếu ta biết nhìn sâu hay có một đạo sư hướng dẫn.

Sử dụng bốn tiêu chuẩn ấy giúp ta không còn mập mờ, bối rối khi đọc hay nghe nói về một điều gì. Cũng nhờ bốn tiêu chuẩn ấy mà chúng ta có thể nghe hiểu những người khác hay diễn tả ý kiến của mình trong đời sống hằng ngày, hoặc là khi nói chuyện thân mật với bạn bè, hoặc là khi tiếp xúc với một đám đông hay đọc một tài liệu có hay không có tính chất tôn giáo. Chúng ta sẽ có một sự hiểu biết sâu xa về sự thật trong tất cả mọi trường hợp và có thể đối xử một cách tốt đẹp nhất.

Sự thực tập này không chỉ áp dụng cho khi nói mà cả khi nghe và chủ đích của phép thực tập không phải chỉ là áp dụng cho cái lưỡi mà cho cả đôi tai. Nếu càng lắng nghe sâu thì sẽ càng thấy rõ, tâm từ bi sẽ phát khởi và ta có thể nói lời chánh niệm, thành thực, thiện chí.

Thay vì nói những lời độc ác,
chúng ta có thể nói lời thương yêu.

Khi mà chúng ta có thể lắng nghe khổ đau của người khác với tâm từ bi thì chúng ta cũng được hưởng lợi. Tâm từ bi đem đến niềm vui và bình an trong ta. Lắng nghe với tâm từ bi giúp ta hiểu rõ hơn là khi nghe với tâm giận dữ.

Lắng nghe sâu cũng là nhìn sâu.

Chúng ta nhìn bằng đôi tai. Ta nhìn thấy đau khổ của một ai và ta nghe tiếng than thở của người ấy. Tiếng Việt gọi Bồ Tát Avalokitesvara là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quán có nghĩa là quán sát sâu sắc,

Thế có nghĩa là thế giới,

và Âm có nghĩa là âm thanh.

Quán Thế Âm là lắng nghe tất cả âm thanh của đau khổ trong thế gian. Lắng nghe như thế sẽ giúp phát sinh tâm từ bi và bình an. Hãy tập lắng nghe với tâm từ bi. Khi buồn khổ vì nghe một tin buồn, tâm từ bi sẽ thoa dịu và đem lại bình an.

Trích “Nghệ thuật thiết lập truyền thông”
Thích Nhất Hạnh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 232

Rõ biết 231

Rõ biết 230

Weather

Australia
overcast clouds
20 ° C
20 °
20 °
41 %
6.4kmh
94 %
Mon
23 °
Tue
24 °
Wed
25 °
Thu
26 °
Fri
23 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 232

Rõ biết 231

Rõ biết 230

Rõ biết 229

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe