spot_img
spot_img
spot_img

Quy ước

Đàm đạo với Thiền Sư Ajahn Sumedho

Wheeler: Ngài Ajahn Chah thường dạy dỗ các môn đồ của mình ra sao?

Sumedho: Ngài Ajahn Chah thành lập tu viện để đem lại cơ hội cho mọi người muốn xuất gia và tu tập thiền Phật giáo. Như vậy, điều chính yếu Ngài đem lại là một nơi tu tập, một môi trường dẫn dắt.

Ngài Ajahn Chah không nhấn mạnh phương pháp. Ngài chỉ nhấn mạnh sự tỉnh giác suốt ngày đêm, giữ chánh niệm và theo dõi sự vô thường của các điều kiện như là người ta cảm nhận về cuộc sống.

Suốt năm đầu tiên trong khi sống ở Bangkok, tôi hành thiền một mình. Bởi vì tôi hiểu được kỹ thuật thiền, nên khi tôi đặt chân đến tu viện Wat Pah Pong, Ngài Ajahn Chah chỉ khuyến khích tiếp tục thực hành những gì tôi đã từng học hỏi ở Bangkok. Ngài không đòi hỏi tôi thích nghi cách ăn ở của mình ở bất cứ hình thức đặc biệt hoặc kỹ thuật khác, ngoài giới luật (vinaya) của các nhà sư.

Tôi xin đọc cho ông nghe một vài điều về truyền thống Krishnamurti. Ông ta nói:

“Dời quá khứ đến hiện tại, giải thích hoạt động của hiện tại dưới dạng quá khứ là hủy hoại vẻ đẹp sống động của hiện tại. Truyền thống dù cổ hay tân cũng không phải là bất khả xâm phạm. Một đầu óc chứa nặng những ký ức về quá khứ, mà quá khứ là truyền thống – và không dám buông bỏ, là vì đầu óc đó không có khả năng đương đầu với những điều mới lạ. Truyền thống trở thành sự an toàn của chúng ta, và khi tâm an toàn là tâm đang ở trong tình trạng suy nhược. Người ta phải lên đường nhẹ nhàng, không vướng bận, không cần chút nỗ lực nào cả, và cũng không bao giờ dừng lại ở bất cứ đền thờ nào, bất cứ đài kỷ niệm nào, hoặc vì bất cứ vị anh hùng nào, xã hội hay tôn giáo nào. Hãy lên đường một mình với vẻ đẹp và tình yêu thương.”

Wheeler: Bây giờ sự hiện diện của ngài ở đây là một sự thể hiện rõ ràng về sự nối tiếp một truyền thống đã và đang tiếp diễn hơn 2500 năm. Về lời trích dẫn này. Tôi tự hỏi liệu người ta cũng có thể bị dính mắc trong hình thức, quên mất đi mục đích theo đuổi? Hoặc nói cách khác, làm cách nào người ta có thể tránh được sự chấp thủ hình thức?

Sumedho: À, nó giống như việc lái một chiếc xe. Người ta có thể gạt bỏ đi tập quán sử dụng xe hơi, và nói “Tôi sẽ không lệ thuộc vào điều này bởi vì nó xuất phát từ quá khứ. Vì thế tôi sẽ đi bộ đến thành phố New York”; hoặc, “Tôi sẽ tự mình phát minh một chiếc xe, bởi vì tôi không muốn sao chép của một người nào khác”. Điều mấu chốt nói về chiếc xe được sử dụng thì không nhiều lắm, nhưng vấn đề là việc đến được New York. Dù người ta đi chậm hay nhanh, người ta nên dùng những gì đã có sẵn, bất cứ phương tiện gì mà người ấy có thể tìm thấy ở chung quanh mình. Nếu không có, hãy sáng chế một cái, hoặc đi bộ. Người ta phải làm hết khả năng của mình nếu có thể được. Nhưng nếu có một điều gì gần gũi, tại sao không học hỏi để sử dụng nó — nhất là nó vẫn còn có thể hoạt động được?

Vì vậy truyền thống là như thế đó. Nó không phải là sự bám víu. Người ta cũng có thể bám víu vào tư tưởng mà người đó không cần đến truyền thống, nó chỉ là một khái niệm hoặc một quan điểm khác. Những lời trích dẫn như thế này là nguồn cảm hứng, nhưng chúng không phải luôn luôn hết sức thực tiễn, bởi vì người ta có thể tạo nên quan điểm khác mà những truyền thống bị sai lệch hoặc có hại như ông thấy. Vấn đề không nằm trong truyền thống, nhưng lại nằm trong sự bám víu, chấp thủ. Thân xác này là một hình thức quy ước đến từ quá khứ. Ngôn ngữ chúng ta dùng, thế giới chúng ta sinh sống, và những xã hội mà chúng ta góp phần, tất cả là những hình thức quy ước được sản sinh ra từ quá khứ. Chúng ta đang ở trong một thế giới quy ước. Chúng ta không đặt thành vấn đề việc nương dựa vào những quy ước, nhưng học cách sử dụng chúng một cách thiện xảo. Chúng ta có thể dùng ngôn ngữ để tán gẫu, dối trá, và trở thành những diễn giả làm cho người ta mê muội; chúng ta có thể trở thành những người cầu toàn với lời lẽ dao to búa lớn. Điều quan trọng là người ta phải hiểu rằng ngôn ngữ dùng để giao tiếp, truyền đạt. Khi tôi truyền đạt điều gì đó cho anh, tôi đây cố gắng trình bày càng rõ ràng và thẳng thắn càng tốt. Đó là một kỹ năng.

Những truyền thống tôn giáo chỉ là những quy ước có thể được người ta dùng hoặc không, tùy theo thời gian và nơi chốn. Nếu một người biết sử dụng truyền thống, người này có nhiều thuận lợi hơn người không biết, họ cho rằng đó là những điều làm mất thời giờ vô ích. Một người có thể đến nhà thờ Thiên Chúa giáo, đến ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy, hoặc một giáo đường Do Thái, và tôn kính, cảm xúc theo một quy ước mà người ấy tự mình khám phá, không có cảm nghĩ rằng nó xấu xa hay sai trái. Điều này không tùy thuộc chúng ta quyết định: tất cả chúng đều dựa trên cơ bản làm điều thiện, tránh xa điều ác. Do đó, nếu ai bám víu vào chúng, sẽ bị chúng trói buộc. Nếu một người xem tôn giáo chỉ là một quy ước, như thế, người này có thể học cách sử dụng nó thích đáng. Tôn giáo là chiếc bè đưa người đó sang sông.

Trích “Đàm Đạo Với Thiền Sư Ajahn Sumedho”
Interview by Roger Wheeler
Tỳ kheo Thiện Minh dịch

RELATED ARTICLES

Rõ biết 224

Rõ biết 223

Rõ biết 222

Weather

Australia
clear sky
24.2 ° C
24.2 °
24.2 °
21 %
7.3kmh
0 %
Fri
24 °
Sat
24 °
Sun
25 °
Mon
27 °
Tue
28 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 224

Rõ biết 223

Rõ biết 222

Rõ biết 221

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe