Có những loại tư kiến ngủ ngầm, nằm sâu và ghim chặt trong tâm chúng ta mà chỉ lộ ra trên bề mặt ý thức khi bạn tiếp xúc với nhiều kinh nghiệm khác nhau.
Khi đối diện
với những kinh nghiệm đó,
tâm bắt đầu nói chuyện,
bình phẩm do bị thúc đẩy
bởi các loại tư kiến đằng sau ấy.
Chỉ có những hiểu biết sâu sắc mới tiếp cận được tới những tư kiến chấp thủ lâu đời ấy. Nếu những tư kiến này đã bị chấp thủ rất mạnh, rất sâu từ trước, tầm mức hiểu biết và trí tuệ hiện tại có thể hiểu được tình huống ấy,
nhưng không đủ để thực sự
buông bỏ được tư kiến.
Khi một điều gì đó diễn ra, cái nào mạnh hơn:
phiền não hay trí tuệ?
Phiền não đến một cách vô thức
thường rất mạnh và khó nhìn thấy,
vì đã ăn sâu vào trong tâm thức lâu nay.
Một thứ có sức lôi kéo như thế và đã ở cùng chúng ta lâu đời như thế thì sức mạnh của nó phải lớn đến thế nào cơ chứ.
Trong một khóa thiền ở Singapore, tôi hỏi một câu thế này: “Bây giờ đang đàm luận Pháp, bạn có bao nhiêu tâm tham trong mình?”. Các thiền sinh kiểm tra lại tâm mình và thấy rằng vào lúc đó họ chẳng ham muốn một cái gì hết cả. Tôi nói rằng, vẫn có một cái gì trong đó và nó mạnh đến nỗi họ chẳng thể nhìn nổi ra nó.
Khi ấy ý tôi muốn nói đến loại tham nào? Đó là cái tham mọi việc trôi qua êm đẹp trong khóa thiền ấy và ở tất cả mọi nơi. Có thể nhìn ra được loại tham đó không? Họ rất ngạc nhiên khi nghe điều đó! Nếu dừng buổi đàm luận Pháp lại ngang chỗ ấy, chắc hẳn sẽ có xung đột xảy ra.
Sức lôi kéo
đã đi cùng chúng ta cả cuộc đời ấy
cực kỳ mãnh liệt,
nó nằm sâu trong vô thức
chứ không còn ở trên bề mặt ý thức nữa.
Nó được gọi là anusaya, ngủ ngầm, loại phiền não đó chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh đa dạng và
chỉ có tuệ giác vipassanā
(vipassanā ñāna)
mới có thể tiếp cận được tầng sâu ấy.
Và chỉ có đạo tuệ
(magga-ñāna)
đầy uy lực mới có thể xử lý được nó.
Trích “Khi Chánh Niệm Trở Nên Tự Nhiên”
Thiền Sư Sayadaw U Tejaniya