spot_img
spot_img
spot_img

Nâng niu

Những Nút Thắt Của Sân Hận

Trong tâm thức của chúng ta có những khối của niềm đau, của sân hận, và của bực bội gọi là nội kết. Chúng cũng được gọi là những nút thắt, giây quấn (triền phược), bởi vì chúng trói buộc, không cho ta được tự do.

Khi một người nào đó thóa mạ ta hay đối xử không tử tế với ta thì trong ta sẽ có nội kết. Nếu ta không biết cách tháo gỡ thì nội kết sẽ lưu lại rất lâu. Sau đó nếu có ai lại đối xử không tử tế với ta như vậy thì nội kết đó sẽ lớn thêm. Nội kết hay những khối đau nhức có năng lực thúc đẩy, ép buộc ta trong khi hành xử.

Lâu ngày nội kết càng trở nên khó chuyển hóa, khó tháo gỡ, và chúng ta bị kẹt. Tiếng Sanskrit của danh từ nội kết là samyojana, có nghĩa là “kết tinh, đóng cục.”

Tất cả chúng ta
đều có nội kết cần được chăm sóc.

Chính nhờ thiền tập mà ta tháo gỡ được nội kết và đạt được sự chuyển hóa và chữa trị.

Nâng Niu Tâm Sân Hận

Chánh niệm không bao giờ đánh phá sân hận hay tuyệt vọng. Chánh niệm chỉ có đó để nhận diện.

Chánh niệm
chỉ có đó để nhận diện.

Chánh niệm về một cái gì
là nhận diện sự có mặt
của cái đó trong hiện tại.

 “Thở vào tôi biết sân hận phát khởi trong tôi; thở ra tôi mỉm cười với sân hận của tôi.” Đây không phải là đàn áp hay đánh phá. Đây chỉ là nhận diện.

Mỗi khi ta đã
nhận diện được sân hận
ta sẽ ôm ấp nó
với tất cả tỉnh thức, nâng niu.

Khi trong phòng bị lạnh, bạn mở sưởi và lò sưởi sẽ phát hơi nóng. Khí lạnh trong phòng không cần phải đi ra khỏi phòng thì phòng mới ấm. Hơi lạnh được hơi nóng bao trùm và sẽ ấm lần. Không có chuyện tranh đấu giữa hơi lạnh và hơi nóng.

Thực tập chăm sóc cơn giận cũng như vậy.

Chánh niệm
cũng như một người anh cả.
Anh cả không đàn áp
đứa em đang đau khổ.

Chánh niệm chỉ nói, “Em ơi, có anh giúp em đây.” Bạn ôm đứa em của bạn vào lòng và an ủi vỗ về. Đây chính là là sự thực tập của chúng ta.

Hãy tưởng tượng một bà mẹ giận đứa con thơ của mình và đánh con. Người mẹ ấy không biết rằng mẹ với con là một. Ta là mẹ của cơn giận của ta, và ta phải chăm sóc cơn giận như con ta chứ không phải đánh đập. Cơn giận của ta chính là ta. Thiền tập không có nghĩa là đánh phá. Trong truyền thống đạo Bụt, thiền tập là phép thực tập ôm ấp và chuyển hóa chứ không phải đánh phá.

Trích “Ôm ấp cơn giận bằng chánh niệm”
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 227

Rõ biết 226

Rõ biết 225

Weather

Australia
overcast clouds
21.4 ° C
21.4 °
21.4 °
20 %
6.2kmh
89 %
Fri
20 °
Sat
23 °
Sun
25 °
Mon
26 °
Tue
26 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 227

Rõ biết 226

Rõ biết 225

Rõ biết 224

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe