spot_img
spot_img
spot_img
HomeMediaGeneral SpotlightDấu ấn Đàn chim Việt: Để tự do cùng công việc

Dấu ấn Đàn chim Việt: Để tự do cùng công việc

Vừa qua, PGS.TS. Ngô Viết Liêm, Đại học New South Wales, Sydney, Úc, Tổng Biên Tập Tạp chí Australasian Marketing Journal, đã chia sẻ về ba nguyên lý tạo nên thành công của ông là Nhiệt Tâm – Trọn Vẹn – Thấy Ra tại chuỗi hội thảo “Chìa khoá du học: Dấu ấn Đàn chim Việt”.

Chào ông Liêm, tôi khá tò mò về ba nguyên lý thành công “Nhiệt tâm – Trọn vẹn – Thấy ra” như là kim chỉ nam của ông. Ông có thể giải thích thêm được không?

Ba nguyên lý này chính là ba phẩm chất có sẵn nơi mỗi chúng ta. Trong đó, “Nhiệt tâm” là năng lượng tích cực và sự hứng thú của bản thân dành cho công việc. Chính nguồn năng lượng này đã giúp tôi vượt qua những thách thức trong học tập và công việc.

Nguyên lý thứ hai, “Trọn vẹn”, là sự tập trung và thấu hiểu bản chất công việc. Theo tôi, chỉ hứng thú thôi thì chưa đủ, cần phải thật sự tập trung và hiểu rõ công việc. Cuối cùng, tâm đắc nhất với tôi là việc “Thấy ra”, tức là việc chủ động đúc kết những bài học cho chính bản thân.

Suốt quá trình học tập và làm việc, tôi đã đúc kết được 3 bài học chính vô cùng ý nghĩa. Thứ nhất đó là tầm quan trọng của việc tự học, kế tiếp là bài học về cách mở rộng giới hạn bản thân và cuối cùng đó là phương châm “phục vụ để hoàn toàn”.

Tốt nghiệp Kỹ sư Hoá tại Đại học Bách Khoa TP.HCM, nhưng hiện lại đang là PGS.TS. giảng dạy và nghiên cứu về Marketing. Cú “bẻ lái đột ngột” này do đâu và hẳn là có nhiều khó khăn, thưa ông?

30 năm trước, sau khi tốt nghiệp Kỹ sư Bách khoa, tôi được giữ lại trường. Công việc ở trường lúc đó thôi thúc tôi tìm kiếm những kiến thức về quản trị. Thời điểm đó, những kiến thức này còn quá ít ỏi ở Việt Nam. Tôi quyết định theo đuổi chương trình MBA tại Thái Lan, sau đó tiếp tục học lên Tiến sĩ và Marketing tại Úc.

Khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng, sự khao khát tri thức giúp tôi có đủ “Nhiệt tâm” để vượt qua những khó khăn ấy. 12 năm học tiếng Nga ở phổ thông và đại học khiến tôi gặp nhiều khó khăn khi chuyển sang Anh ngữ. Chưa kể, bước chuyển từ khoa học tự nhiên sang khoa học quản trị, đúng là một thử thách không hề nhỏ. Đây là lúc tôi vận dụng nguyên lý “Trọn vẹn”, tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm thấy rõ gốc rễ của vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục. Từ đó, tôi nhận bài học đầu tiên về tinh thần tự học và “Thấy ra” rằng, mình là người thầy của chính mình!

Thưa ông, các nghiên cứu sinh trẻ Việt Nam đa phần yếu về phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là việc nghiên cứu độc lập. Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp bỏ dở việc nghiên cứu, do hoài nghi không biết bản thân đã đi đúng hướng hay không. Từ kinh nghiệm cá nhân, ông có lời khuyên nào?

Việc nghiên cứu đòi hỏi khả năng tự chủ bằng tinh thần tự học. Cá nhân tôi đã phải nỗ lực gấp nhiều lần so với bạn bè, sinh viên bản địa. Phần lớn thời gian của chương trình học Tiến sĩ là tự học. Tôi đã biến tất cả mọi nơi trở thành giảng đường và rèn cho mình khả năng vượt qua giới hạn bản thân, như việc viết báo chẳng hạn. Phải mất rất nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng viết và biến việc này trở thành niềm vui.

Dấu ấn Đàn chim Việt: Để tự do cùng công việc - Ảnh 1.

“Chúng ta phải tin vào khả năng mở rộng giới hạn của chính mình.” PGS. TS. Ngô Viết Liêm chia sẻ

Sau đó, ông lại giành vị trí giảng viên cấp cao tại Đại học New South Wales, Sydney, Úc. 3 năm sau ông được phong hàm Phó Giáo sư, sự thăng tiến rất ấn tượng. Để có được những thành công ấy, ông có bí quyết nào có thể chia sẻ đến các bạn trẻ?

Những thành công ấy chính là kết quả đến từ việc áp dụng ba nguyên lý trên. Việc toàn tâm nghiên cứu khiến tôi có thêm nhiều cảm hứng, từ đó, những công trình nghiên cứu sẽ có kết quả tích cực, cả về số lượng và chất lượng. Tôi thích 2 câu thơ của thiền sư Nhất Hạnh: “Mưa xuân rơi nhẹ đất tâm ướt. Hạt đậu năm xưa hé miệng cười”. Những gì chúng ta đầu tư hôm nay sẽ “nở hoa” vào một ngày mai nào đó. Tôi đã tìm được sự tự do trong công việc và luôn có những ý tưởng nghiên cứu mới mẻ.

Hiện, ông còn là Tổng biên tập của Tạp chí Australasian Marketing Journal (AMJ). Làm sao để thực hiện tốt công việc ở hai lĩnh vực khác nhau cũng như duy trì hứng thú để “Trọn vẹn” với các công việc ấy?

“Không ai sinh ra để trở thành Tổng biên tập cả”. Như đã chia sẻ, tôi tự học là chính. Một Tổng biên tập thì phải quản lý toàn bộ sự vận hành của một tạp chí, liên quan đến ban biên tập, ban cố vấn biên tập, cần rất nhiều yếu tố, buộc mình phải học từng ngày. Sau năm thứ nhất của nhiệm kỳ đầu tiên làm Tổng biên tập của ông, Tạp chí AMJ đã được thăng hạng A bởi Hội đồng Australian Business Deans Council (ABDC). Tôi ý thức rằng, đây là trách nhiệm mình phải phục vụ cho cộng đồng học thuật.

Chuỗi hội thảo “Chìa khóa du học – Dấu ấn Đàn chim Việt” sẽ được tiếp nối với một chủ đề “Gặp gỡ doanh nhân Việt khởi nghiệp thành công trên đất Úc” vào lúc 10h00, ngày 20/06/2021 với sự tham gia của ông Harry Hoàng – Founder và CEO của Tailored Accounts, Australia, được dẫn dắt bởi TS. Cindy Nguyễn – Giám đốc Global Pathway, Giảng viên Đại học Western Sydney Việt Nam.

Source: https://soha.vn/dau-an-dan-chim-viet-de-tu-do-cung-cong-viec-20210619113616862.htm

RELATED ARTICLES

Weather

Australia
few clouds
13.9 ° C
13.9 °
13.9 °
33 %
5kmh
19 %
Thu
13 °
Fri
23 °
Sat
24 °
Sun
25 °
Mon
26 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 227

Rõ biết 226

Rõ biết 225

Rõ biết 224

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe