spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 49

Món Quà Pháp Bảo (tiếp theo #4)
Dưới đây là thời Pháp do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng tại chùa Bung Wai, một ngôi chùa tại Ubon, ngày 10 tháng 10, năm 1977, trước một cử tọa gồm những vị tỳ khưu, sa di và cư sĩ người Tây Phương. Ngài đặc biệt giảng cho cha mẹ một vị sư người Pháp, nhân dịp ông bà này đến chùa thăm người con tu học tại đó.

Ðó là pháp luyện tâm mà ta phải cố gắng thực hành trong tất cả bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, không phải chỉ lúc ngồi (tọa thiền) mà luôn cả khi đi, khi đứng và nằm.

Ðiểm quan trọng là phải biết trạng thái tâm của mình trong mỗi khoảnh khắc. Muốn làm được vậy phải luôn luôn giữ chánh niệm, ghi nhận và hay biết. Tâm vui hay buồn? Tâm có vọng động không? Có an tĩnh không? Khi hiểu biết tâm như vậy nó sẽ trở nên vắng lặng. Tâm có vắng lặng trí tuệ mới phát sanh.

Với tâm vắng lặng này bây giờ ta hãy quán thân, đề mục hành thiền của mình. Quán chiếu từ đỉnh đầu xuống đến lòng bàn chân, và từ bàn chân trở lên đỉnh đầu. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy. Nhìn và thấy tóc, lông, móng, răng và da. Trong pháp hành nầy ta sẽ thấy rằng toàn thể thân mình được cấu thành do bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và gió.

Những phần cứng và ở thể đặc của thân do nguyên tố đất cấu thành. Những thành phần lỏng do nguyên tố nước. Hơi chạy lên xuống trong cơ thể do nguyên tố gió, và nhiệt độ của thân là do nguyên tố lửa.

Bốn nguyên tố ấy cấu hợp lại thành cái được gọi là “cơ thể con người”. Tuy nhiên, khi phân chia thân này ra từng thành phần cấu tạo của nó thì chỉ còn lại bốn nguyên tố ấy. Ðức Phật dạy rằng không có “chúng sanh” tự mình hiện hữu, không có con người, không có người Thái hay người Tây Phương, không có một cá nhân. Ðến mức tột cùng chỉ có bốn nguyên tố ấy. Chỉ có vậy thôi! Chúng ta giả định rằng có một người, một “chúng sanh”, nhưng trong thực tế không có cái gì như vậy.

Dầu ta phân chia ra từng loại như đất, nước, lửa, gió hay hợp chung lại, và dán lên trên cái giả hợp ấy nhãn hiệu “con người”, tất cả đều vô thường, phải chịu đau khổ, và vô ngã. Tất cả đều bấp bênh, không bền vững, bất ổn định, và ở trong trạng thái luôn luôn biến chuyển, không thể ngừng đổi thay, dầu trong một khoảnh khắc vi tế.

Thân của ta bất ổn định, hư hoại, và luôn luôn biến đổi. Tóc biến đổi, móng tay móng chân biến đổi, răng biến đổi, da biến đổi — mỗi mỗi đều biến đổi, tất cả đều hoàn toàn biến đổi. Tâm của ta cũng vậy, cũng luôn luôn biến đổi. Nó không phải là tự ngã hay cái gì có thực chất. Nó không phải thật sự là “ta”, cũng không phải là “họ”, mặc dầu tâm có thể nghĩ như vậy. Tâm có thể nghĩ đến tự sát. Tâm có thể nghĩ đến hạnh phúc, hay nghĩ đến đau khổ — nghĩ đủ chuyện. Nó không ổn định. Nếu ta không có trí tuệ và tin rằng cái tâm nầy là của mình, nó sẽ lừa dối và luôn luôn phỉnh gạt ta. Và chúng ta sẽ hạnh phúc và đau khổ, đau khổ và hạnh phúc, hết hạnh phúc đến đau khổ, hết đau khổ đến hạnh phúc, triền miên không cùng tận.

Tâm này bấp bênh, bất ổn định. Thân này bấp bênh, bất ổn định. Cả hai cấu hợp lại là nguồn cội của đau khổ. Cả hai cấu hợp lại không có tự ngã thường còn. Ðức Phật chỉ rõ rằng cả hai không phải là một chúng sanh, không phải một người, không phải tự ngã, không phải là linh hồn trường cửu, không phải ta, không phải họ — mà chỉ là những nguyên tố: đất, nước, lửa, gió. Chỉ là những nguyên tố!

Khi ta quán chiếu và thấy rõ rằng tất cả là vô thường, khổ và vô ngã ắt sẽ không còn bám níu vào một cái ta, một con người nam hay nữ. Cái tâm mà đã thấu triệt thông suốt như vậy sẽ hướng về trạng thái nhàm chán thế gian, về hạnh buông bỏ không luyến ái, hướng đến Niết Bàn. Tâm ấy sẽ thấy tất cả mọi sự vật là vô thường, khổ và vô ngã. Chừng ấy tâm dừng lại. Tâm là Giáo Pháp. Tham, sân, si sẽ suy giảm và biến dạng dần dần cho đến khi cuối cùng, chỉ còn có tâm — chỉ còn lại cái tâm thanh tịnh. Ðó là “pháp hành thiền”.

* * *

Ðến đây Sư yêu cầu hai Ông Bà hãy nhận lãnh món quà Pháp Bảo mà Sư lấy làm hân hạnh trao tặng ngày hôm nay để đem về nghiên cứu học hỏi và quán tưởng hằng ngày. Xin Ông Bà hãy nhận quà tặng Giáo Pháp này của hai chùa, Wat Pah Pong và Wat Pah Nanachat, xem như một di sản tinh thần. Tất cả quý Sư ở đây, trong đó có con của hai Ông Bà, và tất cả quý vị Thiền Sư, trao tặng đến Ông Bà Giáo Pháp này để đem về Pháp quốc. Giáo Pháp nầy sẽ rọi sáng cho con đường dẫn đến trạng thái tâm an tĩnh, sẽ làm cho tâm trở nên vắng lặng, tự tại và không giao động. Thân Ông Bà có thể bị xáo trộn, nhưng tâm sẽ không bị. Những người khác trên thế gian có thể bị phiền lụy và rối ren, Ông Bà thì không. Mặc dầu có thể có sự xáo trộn nơi xứ sở của Ông Bà, nhưng Ông Bà sẽ không bị xáo trộn, bởi vì tâm đã thấy pháp, tâm là Giáo Pháp. Ðây là con đường chân chánh, là trung đạo.

Ngưỡng mong rằng trong tương lai Ông Bà sẽ còn nhớ Lời Dạy nầy.

Ngưỡng mong Ông Bà được an lành và hạnh phúc.

“Món Quà Pháp Bảo”
trích từ Bodhinyāna – Giác Minh
Thiền Sư Ajhan Chah
Chuyển ngữ từ Anh sang Việt:
Sunanda Phạm Kim Khánh và
Sumanā Lê Thị Sương
(còn tiếp xem Rõ biết 50)

A Gift of Dhamma (continued #4)
A discourse delivered to the assembly of Western monks, novices and lay-disciples at Bung Wai Forest Monastery, Ubon, on the 10th of October, 1977. This discourse was offered to the parents of one of the monks on the occasion of their visit from France.

This is called mental training and should be practised in all the four postures. Not just sitting, but standing, walking, and lying as well.

The point is that we should know what the state of the mind is at each moment, and to be able to do this, we must be constantly mindful and aware. Is the mind happy or suffering? Is it confused? Is it peaceful? Getting to know the mind in this manner allows it to become tranquil, and when it does become tranquil, wisdom will arise.

With the tranquil mind, investigate the meditation subject – the body – from the top of the head to the soles of the feet, then back to the head. Do this over and over again. Look at and see the hair of the head, hair of the body, the nails, teeth and skin. In this meditation we will see that this whole body is composed of four ‘elements’: earth, water, fire, and wind.

The hard and solid parts of our body make up the earth element; the liquid and flowing parts, the water element. Winds that pass up and down our body make up the wind element, and the heat in our body, the fire element.

Taken together, they compose what we call a ‘human being’. However, when the body is broken down into its component parts, only these four elements remain. The Buddha taught that there is no ‘being’ per se, no human, no Thai, no Westerner, no person, but that ultimately, there are only these four elements – that’s all! We assume that there is a person or a ‘being’ but, in reality, there isn’t anything of the sort.

Whether taken separately as earth, water, fire, and wind, or taken together labelling what they form a ‘human being’, they’re all impermanent, subject to suffering and not-self. They are all unstable, uncertain and in a state of constant change – not stable for a single moment!

Our body is unstable, altering and changing constantly. Hair changes, nails change, teeth change, skin changes – everything changes, completely! Our mind, too, is always changing. It isn’t a self or substance. It isn’t really ‘us’, not really ‘them’, although it may think so. Maybe it will think about killing itself. Maybe it will think of happiness or of suffering – all sorts of things! It’s unstable. If we don’t have wisdom and we believe this mind of ours, it’ll lie to us continually. And alternately we suffer and are happy.

This mind is an uncertain thing. This body is uncertain. Together they are impermanent. Together they are a source of suffering. Together they are devoid of self. These, the Buddha pointed out, are neither a being, nor a person, nor a self, nor a soul, nor us, nor them. They are merely elements: earth, water, fire, and wind. Elements only!

When you contemplate and see impermanence, suffering and not-self, there will no longer be clinging to a self, a being, I, or he or she. The mind which sees this will give rise to nibbidā, disenchantment and dispassion. It will see all things as only impermanent, suffering and not-self. The mind then stops. The mind is Dhamma. Greed, hatred, and delusion will then diminish and recede little by little until finally there is only mind – just the pure mind. This is called ‘practising meditation’.

* * *

Thus, I ask you to receive this gift of Dhamma which I offer you to study and contemplate in your daily lives. Please accept this Dhamma teaching from Wat Pah Pong and Wat Pah Nanachat as an inheritance handed down to you. All of the monks here, including your son, and all the teachers, make you an offering of this Dhamma to take back to France with you. It will show you the way to peace of mind, it will render your mind calm and unconfused. Your body may be in turmoil, but your mind will not. Those in the world may be confused, but you will not. Even though there is confusion in your country, you will not be confused because the mind will have seen, the mind is Dhamma. This is the right path, the proper way.

May you remember this teaching in the future.

May you be well and happy.

“A Gift of Dhamma”
from Bodhinyāna –
A Collections of Dhamma Talks
Ajahn Chah

RELATED ARTICLES

Rõ biết 253e

Rõ biết 253

Rõ biết 252

Weather

Australia
clear sky
27.2 ° C
27.2 °
27.2 °
26 %
8kmh
0 %
Wed
26 °
Thu
35 °
Fri
37 °
Sat
39 °
Sun
41 °

CALENDAR

LATEST NEWS

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe