spot_img
spot_img
spot_img

Rõ biết 117

Ái ngữ

Khi muốn báo một tin buồn cho ai, bạn khó mà nói ra sự thật. Nếu bạn không nói với chánh niệm thì người kia có thể nổi giận hay lo lắng khi nghe “sự thật” của bạn. Chúng ta phải tập nói thế nào để người kia, sau khi nghe, có thể chấp nhận lời mình nói.

Khi nói, nếu bạn cố gắng nói cho người kia sự thật về khổ đau của bạn và của họ, đó gọi là ái ngữ. Bạn nói thế nào để giúp người ấy ghi nhận được khổ đau của họ và của bạn. Phải khéo léo. Phải rất chánh niệm. Phải dùng lời nói sao cho người nghe không bị kẹt bởi nhận thức sai lầm. Và người nghe phải cẩn thận đừng để bị kẹt vì những danh từ và ý tưởng mà người kia nói với mình. Cả hai bên, người nói và người nghe, phải chánh niệm và khéo léo.

Bởi vì bạn được thực tập lắng nghe với tâm từ bi, bạn biết rằng những lời bạn nói có thể có đầy tuệ giác và hiểu biết. Nhờ có hiểu biết mà bạn có thể giúp người kia bớt khổ và sự truyền thông sẽ có hiệu quả hơn. Bạn sẽ nói bằng ngôn ngữ dịu dàng vì bạn muốn giúp đỡ. Cách ta nói năng cũng đủ để giúp người kia bớt khổ.

Những lời ta nói có tác dụng nuôi dưỡng. Chúng ta sử dụng lời nói để nuôi dưỡng ta và nuôi dưỡng người khác. Những lời ta nói ra, những gì ta viết xuống là chỉ để hiến tặng yêu thương và hiểu biết. Những lời ta nói có thể giúp người khác thêm tự tin và cởi mở. Bạn không phải mất tiền để ban bố tấm lòng rộng rãi. Trong truyền thống Phật giáo, ái ngữ còn được gọi là chánh ngữ. Trong cuộc sống hằng ngày, chánh ngữ sẽ nuôi dưỡng ta và nuôi dưỡng những người chung quanh ta.

Trích “Nghệ thuật thiết lập truyền thông”
Thích Nhất Hạnh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 252

Rõ biết 251

Rõ biết 250

Weather

Australia
clear sky
23.5 ° C
23.5 °
23.5 °
26 %
3.4kmh
0 %
Sun
35 °
Mon
39 °
Tue
39 °
Wed
39 °
Thu
40 °

CALENDAR

LATEST NEWS

PRAISE Summit 2024

Rõ biết 252

Rõ biết 251

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe