spot_img
spot_img
spot_img

Không, không!

Không trụ chân đế, không xả tục đế

Hỏi: Tứ niệm xứ nói trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe, không có tôi nghe trong đó. Vậy khi con nghe tiếng: “Cứu tôi với” cách con 100m, con phải hành xử như thế nào cho phù hợp?

Pháp có hai: Pháp thực tánh chân đế và Pháp khái niệm tục đế, vì vậy người giác ngộ sống trong thế gian biết rõ cả hai mặt nhưng không loại bỏ tục đế cũng không bám trụ chân đế. Nếu trụ thực tánh chân đế không thôi vẫn là trầm không trệ tịch, cũng sai.

Thấy rõ tục đế là tục đế,
chân đế là chân đế
mới giác ngộ toàn diện.

Thấy chân đế để không lệ thuộc hoàn toàn vào tục đế, tức “không nương tựa, không vướng mắc bất kỳ điều gì ở đời”, nhưng cũng phải thấy rõ tục đế mới giải quyết những vấn đề tương đối giữa đời. Vì vậy nghe kêu cứu phải biết rất rõ là giả hay thực. Có một lần ở Sydney, nghe tiếng kêu hốt hoảng như đang kêu cứu của một con quạ, ra xem thì đúng là con quạ đang cầu cứu, nó bị một con chim khác tấn công, thấy bóng người con chim lạ bay đi. Nên đôi lúc trong tục đế cũng cần phân biệt thật rõ ràng xem kêu cứu thật hay giả như Tôn Ngộ Không mới được, chứ đừng vội đến cứu mà bị ma quỷ bắt ăn thịt như Đường Tăng thì nguy. Không phải cứ tưởng mình nguyện hạnh Bồ-tát rồi gặp gì cũng cứu thì chỉ là bi không trí mà thôi.

Giữa tục đế và chân đế có gì khác biệt? Thấy một vật, gọi cây cột, là thấy khái niệm tục đế, còn thấy nó như nó là, tức thấy thực tánh chân đế. Thực ra “cái cột” chỉ là khái niệm quy ước chỉ có giá trị tục đế, phải thấy thực chất của nó là tứ đại giả hợp, là một hiện tượng duyên khởi mới thấy đâu là tục đế, đâu là chân đế. Thí dụ nghe tiếng chuông báo hiệu biết đến giờ ăn trưa là tục đế cần thiết trong sinh hoạt đời thường. Nhưng nếu chỉ biết như thế thì bị giới hạn trong khái niệm chế định mặt tục đế, khó thấy được sự thật rốt ráo mặt chân đế, nên người tu còn phải biết trong nghe chỉ nghe, trong thấy chỉ thấy để thoát khỏi khái niệm tục đế mới thấy được bản chất thật của đời sống. Ví như người biết ngôi nhà mình ở đâu thì dù có đi xa (tục đế) cũng biết chỗ về (chân đế), mới không bị lạc.

Ngoài phân biệt tục đế và chân đế, còn một cách nhìn khác là tánh và tướng, thật và ảo. Người giác ngộ không những thấy tánh trong chân đế mà còn thấy tánh của tướng duyên khởi và thấy luôn cả tướng ảo do tưởng sinh. Như vậy thế giới này có 3 mặt: 1/ Mặt ảo. 2/ Mặt thực tướng duyên khởi. 3/ Mặt tự tánh chân đế (Thánh đế và Niết-bàn). Người thực hành sống đạo cần thường thấy ra lúc nào là ảo, lúc nào là duyên khởi, lúc nào ở trong ảo hóa và duyên khởi mà vẫn “không động, không sầu, tự tại và vô nhiễm” thì mới thấy được Niết-bàn.

Trích “Soi sáng thực tại”
Thiền Sư Viên Minh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

Weather

Australia
broken clouds
36.5 ° C
36.5 °
36.5 °
23 %
5.8kmh
58 %
Tue
37 °
Wed
33 °
Thu
32 °
Fri
34 °
Sat
35 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe