spot_img
spot_img
spot_img

An nhiên

An nhiên

Bạn đừng quá quan tâm chú niệm vào những trạng thái thân, thọ, tâm, pháp, với tham vọng trụ tâm, với nỗ lực tìm kiếm điều gì trong đó, hoặc với mong cầu qua đó sẽ đạt được những sở đắc lý tưởng, vì như thế tâm bạn lại bị dính vào một đối tượng hay một mục đích khiến bạn phải phân tâm hay ngưng trệ, nghĩa là làm như vậy bạn không thể có được một tâm chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền.

Trở về trọn vẹn với thực tại hiện tiền chủ yếu là không để tâm lang thang hướng ngoại tìm cầu một cách mê muội trong tình trạng vong thân, tha hoá, chứ không phải là trở về mải mê tìm lại cái tự ngã bên trong để cô lập mình với thế giới bên ngoài.

Dù bạn đang làm điều gì mà cũng không quên thực tại thân tâm ngay trong công việc đó thì thật là tuyệt vời. Được như vậy, bạn có thể ung dung, tự tại, khi làm gì cũng không ra ngoài chánh niệm nơi thực tánh pháp tự nhiên.

Ba yếu tố tinh tấn, niệm và định
thuộc về định phần trong Bát Chánh Đạo.
Yếu tố tinh tấn thuộc về động,
yếu tố định thuộc về tĩnh,
còn chánh niệm
vừa động trong tĩnh,
vừa tĩnh trong động,
cho nên chánh niệm
có khả năng ổn định
một cách uyển chuyển tự nhiên,
không cần dụng công tọa thiền
hay nhập định gì cả
mà tâm vẫn an nhiên tự tại.

Trở về trọn vẹn với thân (niệm thân) tương đối dễ. Trở về trung thực với những cảm giác (niệm thọ) tương đối khó hơn. Vì khi có cảm giác khổ bạn thường muốn chấm dứt nó ngay, và vô tình làm gia tăng cảm giác khổ ấy. Khi có cảm giác lạc bạn thường muốn níu giữ nó lại, vì vậy, biến nó thành nỗi khổ của cái tâm lo sợ sự mất mát, biến hoại. Tâm càng lăng xăng giải quyết – nắm giữ hay loại bỏ – những cảm giác một cách chủ quan hời hợt bên ngoài thì bên trong những cảm giác ấy lại càng gia tăng áp lực mà bạn không đủ tĩnh tại để nhận ra. Như vậy, bạn chỉ vô tình bóp méo hoặc cố ý điều chỉnh những cảm giác theo tư dục của bạn hơn là trọn vẹn với bản chất thực của những cảm giác ấy.

Vi tế hơn, khi tâm bạn có thái độ phản ứng ưa thích hay ghét bỏ một đối tượng nào thì nó bị sa lầy trên đối tượng ấy mà quên mất gốc tâm, nơi phát sinh ra những thái độ phản ứng ấy. Buông sự dính mắc trên đối tượng của tâm để trở về nhìn lại thái độ phản ứng của chính nó (niệm tâm) trên đối tượng ấy gọi là niệm tâm trên tâm. Khi cái ta ảo tưởng của bạn nhận lầm tâm này là “ta” và “của ta” thì nó liền sử dụng tâm ấy theo ý đồ của nó, bấy giờ nó phản ứng một cách chủ quan, chỉ lo chọn lựa, đối phó với tình hình bên ngoài để xem đối tượng đó có lợi hay bất lợi cho nó thôi, mà quên đi chính thái độ phản ứng bên trong nó mới là gốc thật sự tạo ra vấn đề! Như thế là theo ngọn mà quên gốc. Chánh niệm đối với tâm (niệm tâm) chính là trở về với thực tánh của tâm chứ không để tâm chạy theo đối tượng của ảo tưởng. Tuy nhiên, không để tâm lang thang theo đuổi đối tượng bên ngoài không có nghĩa là bạn bắt tâm dừng lại (định), và cũng không nên quá quan tâm xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một đối tượng chọn lựa, vì như vậy bạn không thấy được tâm trong tình huống tự nhiên của nó. Bạn chỉ cần trở về ngay nơi hiện trạng diễn biến của tâm ngay khi nó đang sinh khởi hay hoại diệt là được, không cần phải dụng công giải quyết, kiểm duyệt, phê phán hay biện minh gì cho trạng thái tâm đó cả.

Trích “Sống Trong Thực Tại”
Viên Minh

 

RELATED ARTICLES

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

Weather

Australia
broken clouds
34.4 ° C
34.4 °
34.4 °
32 %
5.1kmh
61 %
Tue
37 °
Wed
33 °
Thu
32 °
Fri
34 °
Sat
35 °

CALENDAR

LATEST NEWS

Rõ biết 250

Rõ biết 249

Rõ biết 248

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe