spot_img
spot_img
spot_img
HomeTánh Thuần KhiếtAdhiṭṭhāna Pāramī

Adhiṭṭhāna Pāramī

Nguyện lực hoàn hảo nhất (Adhiṭṭhāna pāramī) là buông hoàn toàn cái ta vi tế:

Khi thực tại chân đế
đã được trí tuệ thấy ra,
bạn bắt đầu sống thuận pháp
(chân thực ba-la-mật – sacca pāramī)
nhờ sự hỗ trợ của tinh tấn (viriya pāramī)
và nhẫn nại (khantī pāramī).

Bản ngã thô thiển dễ dàng bị phát hiện và hóa giải, nhưng cái ta vi tế dưới hình thức tập khí ngủ ngầm còn ẩn náu bên trong vô thức, vẫn sẵn sàng quấy rầy bạn bất cứ lúc nào. Cái ta vi tế này xuất hiện dưới hai hình thức:

  • Nhận chân đế làm “ta” và “của ta” một cách vô thức: Trong khi hộ trì chân đế (sacca pāramī) thì cái ta vi tế len lỏi vào bám víu chân đế để an trú, không quan tâm gì đến tục đế, như vậy vẫn là phiến diện, một chiều, chưa phải là giác ngộ toàn diện.

Trong trường hợp này
nguyện lực ba-la-mật có nghĩa là
phát nguyện sống hạnh vô ngã vị tha,
để không chấp vào tánh không của chân đế.

Hạnh nguyện lợi lạc quần sanh này
giúp bạn buông bỏ cái ta vi tế
ẩn náu trong mọi trạng thái sở đắc.

  • Tập khí tích lũy lâu đời trở thành phản ứng quán tính: Trong khi hộ trì chân đế những  thói quen vô thức vẫn thường dây dưa gây trở ngại khiến bạn không thể sống thuận pháp một cách trọn vẹn được. Ví dụ như một người trước đây ghiền rượu, nay không còn uống nữa, nhưng khi nghe mùi rượu vẫn dao động bất an. Nếu người này không kiên quyết vẫn có thể bị thói quen chi phối.

Trong trường hợp đó
quyết định ba-la-mật có thể giúp bạn
mạnh dạn cắt đứt thói quen
của tập khí này không còn dư sót.

Nguyện lực và quyết định có liên quan mật thiết với nhau. Một khi đã phát nguyện thì phải quyết tâm không thối chuyển, nếu không, khi gặp khó khăn trở ngại bạn có thể thối chí ngã lòng và có khuynh hướng trở về an trú trong tánh không của chân đế.

Như thế nghĩa là bạn có thể bất biến
nhưng không có khả năng tùy duyên, tùy nguyện.

Khi nào bạn có thể
vừa sống hợp chân đế vừa hợp tục đế,
tức là, vừa tùy thuận thực tánh
vừa tùy thuận duyên sanh
thì bạn mới có thể tùy duyên vô ngại.

Trong Thiền Tông, nhiều thiền giả tưởng kiến tánh là xong, nên họ chỉ trú trong chân không mà xem thường lãnh vực diệu hữu. Cũng vậy, trong Thiền Vipassanā, thấy được thực tánh, nhiều thiền giả tự khép kín trong chân đế, không màng gì đến cuộc đời. Thái độ sai lầm này là một trong những phiền não chướng của thiền tuệ. Vì vậy, ở mức độ này, quyết định hay nguyện lực ba-la-mật là vô cùng cần thiết để không rơi vào trầm không trệ tịch.

Lấy tâm nguyện sống vô ngã vị tha làm bài học tự giác và chia sẻ sự giác ngộ với mọi người, không chỉ lo an lạc giải thoát cho riêng mình, chính là buông cái ta vi tế chấp không để sống “vì hạnh phúc chúng sinh, vì an lạc cho đời” như Đức Phật khuyến dạy Đại Chúng. Như vậy quyết định là yếu tố hoàn hảo thoát ly cái ta vi tế nên được gọi là nguyện lực hay quyết định ba-la-mật (Adhiṭṭhāna pāramī).

Trích Chương 9 “Ngay Đó Là Bờ”
Sống Trong Thức Tại
Thiền Sư Viên Minh

RELATED ARTICLES

Rõ biết 252

Rõ biết 251

Rõ biết 250

Weather

Australia
broken clouds
38.6 ° C
38.6 °
38.6 °
19 %
6.1kmh
53 %
Thu
32 °
Fri
32 °
Sat
34 °
Sun
35 °
Mon
38 °

CALENDAR

LATEST NEWS

PRAISE Summit 2024

Rõ biết 252

Rõ biết 251

spot_img

About Me

Quick Links

Stay connected

16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe