Thực hành một cách thư giãn nhưng không ngừng lại
Chúng ta thường sử dụng loại nỗ lực nào trong cuộc sống hàng ngày?
Chúng ta thường tự động sử dụng
loại động lực chủ yếu được thúc đẩy
bởi tham, sân hoặc si.
Điều đó đã trở thành thói quen.
Tuy nhiên, tinh tấn với trí tuệ biết rằng thực hành chánh niệm là điều lợi ích, vì vậy chúng ta kiên trì và ý thức được động lực thực hành của mình là gì. Chúng ta đang chạy ma-ra-tông. Một vận động viên kinh nghiệm có bao giờ chạy hết sức ngay từ ban đầu không? Không! Anh ta sẽ chạy đều đều, qua mỗi đoạn đường lại lấy thêm chút đà quán tính.
Chúng ta cần có được
loại đà quán tính của Pháp
khởi sanh một cách tự nhiên
trong quá trình thực hành này.
Nó không phải đà quán tính cưỡng bức.
Hãy thực hành một cách thư giãn, nhưng đừng ngừng lại bao giờ. Ở đây, chúng ta thực hành cả ngày, từ khi thức dậy đến khi đi ngủ. Nếu sử dụng quá nhiều năng lượng và sự nỗ lực, liệu chúng ta có thể thực hành như thế được cả ngày không? Chắc chắn là không thể. Chúng ta sẽ kiệt sức và có thể còn rơi vào trầm cảm. Đức tin vào pháp hành sẽ suy giảm. Chính vì vậy nên không được dùng sức một cách ép buộc;
chúng ta chỉ dùng sự kiên trì,
bền bỉ và không bao giờ bỏ cuộc.
Nên nhớ đây không phải là cuộc chạy đua 100m. Chúng ta cần sử dụng sự cố gắng và sức mạnh của trí tuệ chứ không phải sự cố gắng của tâm tham. Chính vì vậy, hãy làm những gì mình có thể làm, một cách đều đặn, nhưng không bỏ cuộc.
Hỏi: Thiền sinh hành thiền từ lúc nào?
Đáp: Từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ.
Công việc này có khó khăn hay mệt mỏi lắm không? Không. Chỉ đừng quên thôi. Luôn tự kiểm tra lại mình, và xem mình đã rót vào đấy bao nhiêu sức. Bạn phải tự mình nhận ra những điều này.
Trích “Pháp Ở Mọi Nơi”
Thiền Sư Sayadaw U Tejaniya
Practice in a relaxed way, but don’t stop practicing
What kind of effort do we use in our daily lives?
We have automatically used
some kind of force primarily motivated
by craving, aversion, or delusion.
It has become a habit.
Viriya with wisdom, however, knows that mindfulness practice is beneficial, so we persevere and we know our motivation for practicing. We are running a marathon. Would a seasoned runner use up all his energy from the very beginning? No! He runs at a steady pace, picking up momentum as he goes through each mile.
We want this type of
dhamma momentum
that arises naturally in our practice.
It is not a forcefully created momentum.
Practice in a relaxed way, but don’t stop practicing. At this center, we meditate the whole day, from the moment we wake up to the moment we go to sleep. If we put in a lot of energy or effort, can we meditate like this the whole day? We certainly can’t! We’ll burn out and probably get depressed. Faith in the practice will go down. That is why we don’t exert force; we just use persistence and we don’t give up.
We keep applying ourselves
as much as we can, but we don’t slip.
Remember that this is not a 100-meter dash. We need to use wisdom effort and energy, not craving effort. That is why we do what we can, steadily, but we don’t give up!
Question: When do you start practicing?
Answer: From the moment you wake up to the time you fall asleep.
Is this work difficult or exhausting? No. Just don’t forget. Keep checking yourself and how much effort you are putting in. You need to recognize these things for yourself.
– “Dhamma everywhere”
Sayadaw U Tejaniya